Wednesday, April 16, 2014

Food Crops News 213


Food Crops News 213
, Hoàng Kim, Tin Nông nghiệp Việt Nam
Chào ngày mớiCây Lương thựcHọc mỗi ngày,  Dạy và học 
Update of Food Crops News from 14 April to 16 April 2014.
The human food connection: A new study reveals more about our relationship to food
Fresh starchy plants, called viandas, were the most essential food group for re-creating a sense of home. Examples include true yams, cassava, ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant



R & D Magazine

Pass the Mustard; Why Carinata is Taking Root as Biofuel
The demand for an appropriate crop that can provide biofuels, without competing for land use with food crops, is on. The emergence of non-food ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant



Laboratory Equipment

Martian Soils May Yield Fruit
Image: Wageningen Univ. & Research Centre The soil on Mars may be suitable for cultivating food crops – this is the prognosis of a study by plant ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


Monsanto Company and the Use of Terminator Seeds
Prior to the acquisition, however, Monsanto made a commitment to not utilize sterile seed technology on food crops, and the company stands "firmly by ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant



Daily Mail

Owen Paterson refused Freedom of Information request about 'Frankenfood' talks
The Environment, Food and Rural Affairs Secretary has led the charge to ... He has also been lobbying the EU to let Britain grow crops such as GM ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


Wheat Production in a CO2-Enriched World of the Future
Field Crops Research 156: 180-190. ... hectares annually," and they say that "in order to meet worldwide food security, the yields of staple food crops ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


Specialty Crop Block Grants now available through MDAC
The Specialty Crop Block Grant Program is funded by the United States Department of Agriculture and authorized by the Farm, Food, and Jobs Bill ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant



STV Edinburgh

How Leith Community Crops in Pots plans to spend £98000 grant
Since founding in 2008, they have been busy setting up food growing ... We spoke to Evie Murray, the chair and founder of Leith Community Crops in ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant



East Bay Express

Dieting for Drought
Cows and the food grown to feed them consume an enormous amount of ... Of course, within agriculture, there are certain crops that consume more ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant



Telegraph.co.uk

All About Food: Climate change will change how we eat
All About Food: Climate change will change how we eat. print ... We must also rely on science to create crops that can survive the climate changes.
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant

Sugar to help redesign food crops
New science is fuelling the idea that changing the architecture of tree crops can boost fruit yield. A study has found that branch growth is controlled by ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


GMO Foods and the Tooth Fairy
Importantly, higher yields on farm also mean that GMO crops are helping to provide more affordable food to consumers around the world. In fact, it's ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant



Livemint

This is bananas! UN warns of 'massive destruction' of the yellow fruit
The disease is "posing a serious threat to production and export" of bananas, the fourth most important food crop for the world's least developed ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant



Irish Independent

Banana fungus spreading from Asia
The United Nations Food and Agriculture Organisation is warning banana growers that a fungal disease is spreading through crops from Asia to Africa ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


Need for sowing climate and saline resistant crops stressed
Need for sowing climate and saline resistant crops stressed ... Pointing out that demand of the gluten-free food is increasing, he said that the country ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


Fighting disease: Young scientist recognised for food research
“But these crops are also very dependent on soil microbes. ... “You name it – all crops that we depend on for our food are attacked by diseases but ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


Tatiana Maxwell: Pesticides kill food pollinators
Along with other pollinators, they are essential for two-thirds of the food crops humans eat every day, providing an important link in humankind's food ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


Genetically engineered trees hailed as environmental breakthrough
Can GE trees be environmentally friendly? Scientists hope to produce paper with less energy and end the competition between biofuel crops and food ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


Food safety tests 'at least once each year'
Two inspectors have taken soil samples from Burmarrad fields after Times of Malta reported the dumping of sewage on crops, but the Agriculture ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


GM crops: PM revealed his assertive self to push for trials
The debate over introduction of GM food crops in India has remained as ... The GM crop industry, many scientists in the field, the Union agricultural ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


GMO Foods Not Approved by FDA
GMO food is most likely classified under the regulation “Generally ... Reese says assertions concerning the presumed safety of GMO crops are based ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


Desert-friendly crops grown on solar energy farms could yield 'win-win' energy solution
Biofuel crops planted within solar energy farms could bring ... For that purpose it's even better than many food crops already being used as biofuel ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant


Growing crops on photovoltaic farms
Stanford, California - Growing agave and other carefully chosen plants ... operate in sunny but arid regions that are inhospitable to most food crops.
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant



Kansas.com

Rep. Mike Pompeo: Modified foods are needed, safe
This massive advance in technology allows farmers to increase yields, crops to withstand crippling droughts like the one we're experiencing now, and ...
Google Plus Facebook Twitter Flag as irrelevant
 

FARMD
Farmer and Wife January Update
 Forum for Agricultural Risk Management in Development  
Dear Hoang,
Experts gathered in Madrid, Spain last month for the Ulysses International Seminar on Food Price Volatility. Co-organized by the ULYSSES projectthe Forum for Agricultural Risk Management and Development (FARMD), and the Food and Agriculture Organization of the Untied Nations (FAO), the seminar brought together professionals from the European Commission, government ministries, the private sector, NGOs and leading academic institutions.

The seminar program addressed recent research findings and potential policy responses to price volatility in food and agricultural markets. Participants agreed that unexpected market spikes and extreme volatility are sources of concern that require the attention of policy makers. Farmers are used to managing ‘normal’ price volatility, but unexpected and extreme price movements are more difficult to predict, manage and cope with, negatively affecting incomes and food security. 

>>View and Download the Seminar Presentation Materials

About the Event:  Held in Madrid, Spain from 27-28 March 2014, the seminar created a space for debate among both private and public sector specialists from around the world focusing on the topic of food and agricultural market volatility. The event aimed to draw attention and generate insight into possible future developments and scenarios related to trends in markets and volatility. Although the ULYSSES project will conclude by July 31, 2015, ​this midterm seminar provided valuable input for the second half of the project, and enabled a fruitful debate on issues that are controversial and require more focused research. Banner

**Please add info_farmd@agriskmanagementforum.org to your Address Book or Safe Sender list to ensure that you continue to receive our emails**
If you no longer wish to receive mailings from FARMD, unsubscribe here.
http://www.AgRiskManagementForum.org
Contact us at: info_farmd@AgRiskManagementForum.org

Chào ngày mới 16 tháng 4
►  2013 (41)

Tập tin:Lenin 05d.jpg
CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 4 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Giải phóng Nô lệ tại Washington, D.C. Năm 1917Vladimir Lenin (hình) trở về Petrograd sau một thời gian lưu vong tại Thụy Sỹ. Năm 1919Mahatma Gandhi tổ chức ngày “cầu nguyện và ăn chay” để phản ứng vụ thảm sát Jallianwala Bagh.Năm 1947 – Cố vấn chính trị người Mỹ Bernard Baruch trở thành người đầu tiên sử dụng cụm từ "Chiến tranh lạnh" để miêu tả quan hệ Mỹ.Năm 1972 – Tiểu thuyết gia người Nhật Bản Kawabata Yasunari tự tử bằng khí đốt trong một căn phòng tại tỉnh Kanagawa. Năm 2007 – Sinh viên Cho Seung-Hui tiến hành thảm sát tại Đại học Bách khoa Virginia, Hoa Kỳ, khiến hàng chục người thương vong.

Vladimir Ilyich Lenin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vladimir Ilyich Lenin
Владимир Ильич Ленин
{{{caption}}}
Lê-nin năm 1920
Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô
Nhiệm kỳ 30 tháng 12 năm 1922 – 21 tháng 1 năm 1924
Kế nhiệm Alexey Rykov
Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga
Nhiệm kỳ 8 tháng 11 năm 1917 – 21 tháng 1 năm 1924
Kế nhiệm Alexey Rykov
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô
Nhiệm kỳ 17 tháng 11 năm 1903 – 21 tháng 1 năm 1924
Kế nhiệm Joseph Stalin

Đảng Đảng Cộng sản Liên Xô
Sinh 22 tháng 4 năm 1870
Simbirsk, Đế quốc Nga
Mất 21 tháng 1 năm 1924 (53 tuổi)
Gorki, Liên Xô
Quốc tịch Liên Xô
Tôn giáo Không
Hôn nhân Nadezhda Krupskaya (Наде́жда Константи́новна Кру́пская)
Chữ kí Unterschrift Lenins.svg
Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Viêt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.
Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nước Nga Xô Viết.
Ông được coi là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.[1][2]
Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, Moskva.

Tuổi trẻ


Vladimir IlyichUlyanov (Lenin) khoảng năm 1887
Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai thứ ba trong gia đình tương đối đầm ấm[3] của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (18311886), một viên chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (18351916), một người theo chủ nghĩa tự do. Lênin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết Luther), và của người Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo Ki-tô giáo). Lênin được rửa tội trong Nhà thờ Chính Thống giáo Nga.
Lenin nổi tiếng học giỏi tiếng La Tinhtiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi cha ông qua đời vì xuất huyết não năm 1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông là Aleksandr Ilyich Ulyanov - một người theo phái "Dân ý"[4] - bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr III. Sự kiện này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến. Tiểu sử chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu bản trong những cuốn sách thời Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa Marx để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô chính phủ cá nhân. Khi Lênin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã có giấy phép hành nghề luật.
Tháng 7 năm 1898, ông cưới Nadezhda Krupskaya, một người hoạt động xã hội[5].

Cách mạng

Sau khi tốt nghiệp


Lenin, tháng 12 năm 1895 (ảnh lúc bị bắt)
Ngay khi tốt nghiệp, Lênin vào làm trợ lý cho một luật sư. Ông làm việc nhiều năm tại Samara, Nga, sau đó vào năm 1893 chuyển tới kinh đô Sankt-Peterburg. Thay vì tìm kiếm một công việc hợp pháp ổn định, ông ngày càng tham gia sâu vào các hoạt động tuyên truyền cách mạng và nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị nhà chức trách bắt giam 14 tháng sau đó trục xuất tới một làng tại ShushenskoyeXibia.
Tháng 4 năm 1899, ông xuất bản cuốn sách Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản tại Nga[6], một cuốn sách khá đồ sộ.[7] Năm 1900, thời kỳ đi đày chấm dứt. Ông đi du lịch nước Nga và những nơi khác ở châu Âu. Lenin đã sống tại Zürich, Genève, München, Praha, ViênLuân Đôn và trong khi bị đi đày ông đã sáng lập tờ báo Iskra. Ông cũng viết một số bài báo và cuốn sách về phong trào cách mạng. Trong giai đoạn này, ông đã bắt đầu sử dụng nhiều bí danh, cuối cùng lấy tên Lenin.
Ông hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP; РСДРП trong tiếng Nga), và vào năm 1903 ông lãnh đạo phái Bolshevik sau một sự chia rẽ với những người Menshevik, điều này xảy ra một phần từ cuốn sách nhỏ của ông Điều cần làm?[8] Năm 1906 ông được bầu làm Chủ tịch RSDLP. Năm 1907 ông tới Phần Lan vì những lý do an ninh. Ông tiếp tục đi du lịch châu Âu và tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ cũng như các hoạt động xã hội, gồm cả Hội thảo Đảng Praha năm 1912Hội thảo Zimmerwald năm 1915. Khi Inessa Armand rời Nga sang sống tại Paris, bà đã gặp Lênin và những người Bolshevik khác đang bị trục xuất, và được cho là đã trở thành một người cộng tác của Lenin trong thời gian đó. Sau đó Lenin đi sang Thụy Sĩ.
Richard Pipes cho rằng Lenin đã phân tích Công xã Paris và kết luận phong trào này thất bại vì "sự khoan hồng quá mức - đúng ra Công xã phải tiêu diệt những kẻ thù của mình".[9] Tuy nhiên, cả câu trích dẫn, như Lenin đã nói trong một bài phát biểu đã được chuyển tới một cuộc gặp gỡ quốc tế tại Genève ngày 18 tháng 3 năm 1908, nhân ngày lễ kỷ niệm Công xã như sau: "Dù giai cấp vô sản xã hội đã bị chia rẽ thành nhiều phe, Công xã là một ví dụ cụ thể về sự đoàn kết để khi có nó giai cấp vô sản có thể hoàn thành các nhiệm vụ dân chủ mà giai cấp tư sản chỉ có thể tuyên bố ra. Không cần có một điều luật phức tạp đặc thù nào cả, một cách đơn giản, rõ ràng, giai cấp vô sản, khi đã nắm quyền lực, sẽ tiến hành dân chủ hóa hệ thống xã hội, xóa bỏ quan liêu và khiến cho mọi chức vụ nhà nước đều thông qua bầu cử. Hai sai lầm đã tiêu diệt thành quả của một chiến thắng vẻ vang. Giai cấp vô sản đã dừng lại nửa chừng; thay vì tiếp tục 'chiếm đoạt của những kẻ chiếm đoạt,' họ đã cho phép mình đi chệch hướng bởi những mơ ước về một sự công bằng tuyệt đối trong một đất nước thống nhất bởi một mục tiêu quốc gia; những định chế, như ngân hàng, đã không bị nắm giữ.... Sai lầm thứ hai là sự khoan dung quá đáng của giai cấp vô sản: đúng ra họ phải tiêu diệt các kẻ thủ, nhưng thay vào đó họ lại gắng sức dùng đạo đức để gây ảnh hưởng tới chúng; họ đã bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động quân sự thuần túy trong một cuộc nội chiến và thay vì tiếp tục tiến bước mạnh mẽ tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Paris, họ đã trì hoạn và do vậy cho phép chính phủ Versailles tập hợp các lực lượng của mình, chuẩn bị trước cho những sự kiện đẫm máu trong tuần lễ tháng 5."[10]
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác), gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của chính quyền nước mình, Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên từ chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị Quốc Tế, gồm các đảng đó.
Khác với quan điểm chung của người Mác-xít coi cách mạng ở Đức là quan trọng hơn ở Nga, ngày 17 tháng 10 năm 1914, Lenin viếtt: "Chủ nghĩa Nga Hoàng còn trăm lần xấu hơn chủ nghĩa Đức Hoàng.". Ông lên án chủ nghĩa tư bản cả hai bên đã gây ra cuộc chiến, nhất là chủ nghĩa đế quốc Anh - Pháp.[11][12]

Sau Cách mạng Tháng Hai (1917)

Sau khi Cách mạng Tháng Hai năm 1917 giành thắng lợi tại Nga và Nga hoàng Nikolai II thoái vị, Lênin biết rằng ông cần sớm trở lại nước Nga. Nhưng ông đã bị cô lập tại Thụy Sĩ trung lập khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang ở giai đoạn cao trào và không thể dễ dàng đi qua châu Âu. Tuy nhiên, Fritz Platten, một người cộng sản Thụy Sĩ đã tìm cách đàm phán với Chính phủ Đế quốc Đức để Lenin và những người của ông có thể đi bằng tàu hỏa kín qua nước Đức. Mọi người tin rằng chính Hoàng đế (Kaiser) Wilhelm II của Đức đã hy vọng Lenin sẽ gây ra tình trạng bất ổn chính trị ở Nga giúp ông chấm dứt chiến tranh tại Mặt trận phía Đông. Khi còn ở trên lãnh thổ Đức, Lênin không được phép ra khỏi đoàn tàu. Khi đã qua Đức, Lenin tiếp tục đi phà tới Thụy Điển và chặng đường xuyên Scandinavia còn lại đã được những người cộng sản Thụy Sĩ là Otto GrimlundTure Nerman thu xếp.
Theo báo Công an Nhân dân, có người cho rằng sự nghiệp cách mạng của ông đã nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ đế quốc Đức. Họ cho rằng Lenin đã nhận được tiền bạc từ tay một nhà tư sản Đức tên là Parvus[13]. Thậm chí, sách The Return of the Kings của tác gỉa Thomas Purcell còn khẳng định Đức hoàng mong muốn tiêu diệt các Nga hoàng hùng mạnh và ủng hộ Lenin vì nhiều lý do, chẳng hạn Đức hoàng hy vọng Lenin sẽ hỗ trợ cho Đức trong cuộc chiến trên Mặt trận phía Tây sau khi Cách mạng thắng lợi và Mặt trận phía Đông chấm dứt. Cũng theo đó, nếu Đức hoàng không hỗ trợ Lenin thì có nhẽ cuộc cách mạng vô sản sẽ thất bại[14]. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhà sử học nổi tiếng người Nga Vladlen Loginov không có những tình tiết này. Theo ghi nhận trên giấy tờ, trong các năm 1915 - 1917, có đến ba lần Parvus tìm cách bắt liên lạc với Lenin, với mong muốn đưa tiền cho nhà cách mạng này. Thế nhưng, Parvus đã không thành công trong cả ba lần tìm cách bắt liên lạc nêu trên. Lenin đã phản hồi:[13]
Cách mạng cần được thực hiện bằng những bàn tay trong sạch.
—V. I. Lenin

Lênin cải trang đeo tóc giả và cạo nhẵn râu ở Phần Lan 11 tháng 8 năm 1917
Còn theo cuốn Lenin: A Revolutionary Life của tác giả Christopher Read, một cựu đảng viên Bolshevik là Grigorii Alexinsky đã tung tin các lãnh đạo Bolshevik, nhất là Lenin, là gián điệp của Đức. Nhiều người tin đây là thật, cũng như những câu chuyện phóng đại về "chuyến tàu đã định" cho Lenin qua Đức trong hành trình từ Thụy Sĩ về nước. Thực sự, dù người Đức có thể đã đút lót cho một số người Bolshevik, chắc hẳn Lenin không phải là gián điệp của Đức và không nhận lệnh từ Berlin. Người Đức và người Bolshevik đều mong muốn nỗ lực chiến tranh của Nga hoàng suy sụp, nhưng vì những lý do khác nhau. Lênin muốn nước Nga là bàn đạp của cách mạng, vậy không thể nào chung ý với Đức hoàng.[15]
Ngày 16 tháng 4 năm 1917, Lênin quay trở về thủ đô Petrograd và nhận vai trò lãnh đạo bên trong phong trào Bolshevik, xuất bản Luận cương tháng 4[16]. Luận cương tháng 4 kêu gọi kiên quyết phản đối chính phủ lâm thời. Ban đầu vì có sự không rõ ràng trong cánh tả Lenin giữ khoảng cách với đảng của ông. Tuy nhiên, lập trường kiên quyết này có nghĩa rằng những người Bolshevik đã trở thành lãnh đạo của quần chúng bởi vì họ không còn ảo tưởng ở chính phủ lâm thời, và nhờ sự xa hoa của phe đối lập những người Bolshevik đã không còn phải chịu trách nhiệm về bất cứ hậu của nào của việc áp dụng những chính sách của họ[17].
Trong khi ấy, Kerenskii và những người đối lập khác trong Bolshevik buộc tội Lenin là một điệp viên ăn lương của Đức. Trước lời buộc tội đó, một lãnh đạo khác là Lev Davidovich Trotsky đã có một bài phát biểu mang tính quyết định ngày 17 tháng 7, cho rằng:
Một không khí không thể chịu đựng nổi đang diễn ra, trong đó cả các bạn và tôi đều bị sốc. Người ta đang tung ra những lời buộc tội bẩn thỉu nhằm vào Lênin và Zinoviev... Lenin đã đấu tranh vì cách mạng trong ba mươi năm. Tôi đã chiến đấu hai mươi năm chống lại sự áp bức con người. Và chúng ta không thể là gì khác ngoài việc nuôi dưỡng lòng căm thù với chủ nghĩa quân phiệt Đức... Tôi từng bị một tòa án tại Đức kết án tám tháng tù vì tội đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt Đức. Điều này tất cả mọi người đều biết. Đừng ai trong phòng này nói rằng chúng ta là những kẻ làm thuê của Đức.
—Lev Davidovich Trotsky[18]

Sau cuộc nổi dậy của công nhân


Huy hiệu thành viên đội thiếu niên tiền phong có hình V. I. Lenin.
Sau cuộc nổi dậy bất thành của công nhân vào tháng 7, Lenin bỏ trốn tới Phần Lan. Ngày 24 tháng 10 theo lịch cũ Nga, tức ngày 6 tháng 11 năm 1917, ông viết: "Chính phủ sắp sụp đổ. Chúng ta phải giáng cho nó đòn chí mạng bằng mọi giá. Trì hoãn hành động là chết". Cùng tháng, ông rời Phần Lan và trở lại nước Nga[19][20], phát động một cuộc cách mạng vũ trang với khẩu hiệu "Tất cả quyền lực về tay Xô Viết!" chống lại Chính phủ Lâm thời của Kerensky. Các ý tưởng về chính phủ của ông đã được thể hiện trong bài tiểu luận "Quốc gia và Cách mạng" [21], kêu gọi thành lập một hình thức chính phủ mới dựa trên các hội đồng công nhân hay các Xô viết. Trong tác phẩm này, ông cũng cho rằng, trên nguyên tắc, những người công nhân bình thường có thể điều hành một nhà máy hay một chính phủ. Dù ông nhấn mạnh rằng, để điều hành một quốc gia, người công nhân phải "học chủ nghĩa cộng sản." Ông còn nhấn mạnh thêm rằng một thành viên chính phủ phải nhận đồng lương không được cao hơn lương một người công nhân tầm trung bình.

Chủ tịch chính phủ

Được bầu cử

Ngày 8 tháng 11, Lênin được Đại hội Xô viết Nga bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy. Lênin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa điện tới mọi vùng nước Nga và hiện đại hóa công, nông nghiệp. Ông rất quan tâm tới việc tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí và toàn diện cho mọi người dân, giải phóng phụ nữ và dạy cho những người dân mù chữ Nga biết đọc, viết. Nhưng trước hết, chính phủ Bolshevik mới cần đưa nước Nga ra khỏi Thế chiến thứ nhất.
Đối mặt với mối đe dọa xâm lăng từ nước Đức, Lenin cho rằng Nga cần ngay lập tức ký kết một hiệp ước hòa bình. Những lãnh tụ Bolshevik khác, như Bukharin, ủng hộ tiếp tục tham chiến, coi đó là một biện pháp mang cách mạng tới nước Đức. Lev Davidovich Trotsky, người chỉ đạo các cuộc đàm phán, ủng hộ một lập trường trung gian, "Không Chiến tranh, Không Hòa bình", kêu gọi chỉ ký hiệp ước hòa bình với điều kiện không một phần đất chiếm thêm được của bất kỳ bên nào được hợp nhất với lãnh thổ nước đó. Sau khi những cuộc đàm phán thất bại, Đức tấn công chiếm giữ nhiều vùng rộng lớn phía tây nước Nga. Sau các sự kiện mang tính bước ngoặt này, lập trường của Lenin được đa số ban lãnh đạo Bolshevik ủng hộ. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, Lenin rút Nga ra khỏi Thế chiến thứ nhất khi đồng ý ký kết Hiệp ước Brest-Litovsk, theo đó nước Nga mất một phần lớn lãnh thổ tại Châu Âu. Đây được xem là thời điểm tệ nhất của lịch sử Nga trong vòng 200 năm, song với một đất nước bị tàn phá thì Lênin không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận những điều khoản ô nhục[22].
Sau khi những người Bolshevik thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến Nga, cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của đại đa số công nhân ở hai thành phố lớn là Petrograd và Moskva, họ đã sử dụng lực lượng Hồng vệ binh buộc cuộc họp lần thứ nhất của Quốc hội phải ngừng lại ngày 19 tháng 1[23]. Sau đó, những người Bolshevik đã tổ chức ra một tổ chức Phản-Quốc hội, Đại hội Xô viết thứ ba, cho phép họ và các đồng minh có được hơn 90% số ghế[24], cho rằng "chuyên chính vô sản" trước tiên là một đạo luật của chính giai cấp vô sản: "Tất nhiên, những người cho rằng có thể lấp đầy hố sâu ngăn cách giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, hay những người tưởng tượng rằng điều đó có thể thuyết phục đa số nhân dân rằng nó có thể xảy ra thông qua trung gian của Quốc hội Lập hiến - những người tin vào câu chuyện ngụ ngôn của tầng lớp tư sản dân chủ, có thể vô tình tin tưởng điều đó, nhưng hãy đừng để họ phàn nàn nếu cuộc sống lật tẩy câu chuyện ngụ ngôn này," [25] và nói thêm rằng "lý do lớn nhất tại sao 'những người xã hội chủ nghĩa' (như, những người dân chủ tiểu tư sản) của Quốc tế Thứ hai không hiểu được sự chuyên chính vô sản là bởi họ không hiểu được rằng quyền lực nhà nước nằm trong tay một tầng lớp, tầng lớp vô sản, có thể và phải trở thành một phương tiện cho phe chiến thắng của tầng lớp vô sản của đông đảo nhân dân vô sản, một phương tiện để giành chiến thắng của tầng lớp đó trước giai cấp tư sản và những đảng tiểu tư sản."[23]

Lenin, 1919
Những người Bolshevik đã thành lập một chính phủ liên minh với Đảng Xã hội Cách mạng Nga cánh tả. Tuy nhiên, liên minh của họ đã tan vỡ sau khi Cách mạng Xã hội chủ nghĩa phản đối hiệp ước Brest-Litovsk, và họ gia nhập cùng với các đảng khác tìm cách lật đổ chính phủ Xô viết. Tình hình diễn biến theo chiều hướng xấu, các đảng không Bolshevik (gồm một số phái xã hội chủ nghĩa) tích cực tìm cách lật đổ chính phủ Bolshevik. Lênin phản ứng lại cách hành động đó bằng cách ngăn chặn các hoạt động của họ và bỏ tù một số thành viên các đảng đối lập.

Ủng hộ

Dù Lenin đã ủng hộ và giúp đỡ thành lập một chế độ "Dân chủ Xô viết," những người phản đối Lenin thuộc cánh hữu, như Kautsky, và thuộc cánh tả như Kollontai, vẫn cho rằng ông thủ tiêu sự giải phóng giai cấp vô sản và nền dân chủ (quyền kiểm soát của công nhân thông qua các Xô Viết hay các hội đồng công nhân). Có người cho rằng đây là hành động mở đường cho chủ nghĩa Stalin sau này. Dù nhiều cơ quan và chính sách do Stalin lập ra và sử dụng như cảnh sát mật, trại lao động, và việc hành quyết các đối thủ chính trị vốn bị chỉ trích nặng nề cũng đã được sử dụng dưới tới cầm quyền của Lenin, các kỹ thuật đó cũng thường được chế độ Nga hoàng sử dụng từ lâu trước thời Lenin, và cũng từ lâu đã là các phương tiện tiêu chuẩn để đối phó với bất đồng chính trị ở nước Nga. Tuy nhiên, theo Stephane Courtois mức độ sử dụng có khác nhau; số tù nhân chính trị bị hành quyết trong vài tháng đầu cầm quyền của phái Bolshevik lớn gấp ba lần con số đó trong 90 năm cầm quyền của chế độ Nga hoàng.[26] Tuy nhiên, "thực tế" này, hiện vẫn đang bị tranh cãi. Cũng cần nhớ rằng tỷ lệ các hoàn cảnh dẫn tới những phản ứng của người Bolshevik cũng khác rất xa: một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi một cuộc chiến tranh thế giới, một quần chúng thất học sau giai đoạn quân chủ chuyên chế, một lực lượng đối lập sẵn sàng hy sinh để lật đổ chính quyền Bolshevik,... Hơn nữa, Trotsky tuyên bố rằng một "con sông máu" chia tách Lenin khỏi những hành động của Stalin bởi vì Stalin đã hành quyết nhiều đồng chí cũ của Lênin cũng như những người ủng hộ họ, trong nhóm Đối lập cánh Tả. Trong số này có cả chính Trotsky.
Quan điểm của những người theo chủ nghĩa Lenin về cách mạng đòi hỏi một bộ máy cán bộ cách mạng chuyên nghiệp vừa có nhiệm vụ chỉ huy đại chúng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực và tập trung hóa kinh tế cũng như quyền lực hành chính vào tay một đất nước của công nhân. Từ mùa xuân năm 1918, Lenin đã vận động đặt những cá nhân có trách nhiệm vào cương vị đứng đầu mỗi nhà máy, trái ngược lại hầu hết các quan điểm về sự tự quản của công nhân, nhưng hoàn toàn cần thiết cho hiệu quả sản xuất và về mặt chuyên môn. Như S.A. Smith đã viết: "Tới cuối cuộc nội chiến, không có nhiều nhà máy hoạt động theo những hình thức dân chủ trong quản lý công nghiệp như kiểu các hội đồng nhà máy từng được cổ động trong năm 1917, nhưng chính phủ cho rằng điều này không phải là vấn đề bởi vì nền công nghiệp đã dựa trên sự sở hữu của một quốc gia công nhân." Trong cuộc nội chiến, dân chủ không phải được tập trung bên trong đảng Bolshevik và sau này là Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Liên xô.
Để bảo vệ chính phủ Bolshevik mới thành lập trước những kẻ phản cách mạng, chính quyền của Lenin đã tạo ra lực lượng cảnh sát mật, Cheka, ngay sau cuộc cách mạng. Những người Bolshevik đã lập kế hoạch tổ chức một phiên tòa xét xử Hoàng đế Nikolai II vì những tội ác chống lại nhân dân Nga, nhưng vào tháng 8 năm 1918 khi Bạch vệ tiến về Yekaterinburg (nơi gia đình Nikolai II đang bị cầm giữ), Sverdlov đã nhanh chóng ra quyết định hành quyết Nikolai II và cả gia đình để quân Bạch vệ không thể giải thoát cho họ. Sau này Sverdlov đã thông báo với Lenin về vụ hành quyết, Lenin đồng ý rằng đó là một quyết định đúng đắn, bởi vì những người Bolshevik không muốn để Hoàng gia trở thành một biểu tượng của Bạch vệ. Tuy nhiên, có những nhà sử học người Nga đã cho biết, ông không tán thành với việc những người Bolshevik hành hình Nikolai II, vì ông cho rằng sau khi chế độ quân chủ không còn nữa, Nga hoàng nên được đưa ra tòa án để xét xử. Cháu gái Lenin - Olga Ulianova cũng nói: “Bác Volodya làm cách mạng Bolshevic không phải để giết vua Nga. Lenin chỉ muốn thay thế hệ thống tư bản chủ nghĩa ở nước Nga bằng chế độ xã hội chủ nghĩa”.[27]
Ngày 30 tháng 8 năm 1918, Fanya Kaplan, một thành viên của Đảng Xã hội Cách mạng Nga, tiếp cận Vladimir Ilyich Lenin sau khi ông tham dự một buổi mít-tinh và đang quay ra xe hơi. Kaplan gọi tên Lenin, ông quay lại trả lời. Bà ngay lập tức bắn ba phát, hai phát trúng Lenin ở khuỷu tay và lưng. Lenin được đưa về căn hộ tại Kremli, từ chối tới bệnh viện bởi ông tin rằng những kẻ ám sát khác đang rình rập ở đó. Các bác sĩ được triệu tới, nhưng cho rằng sẽ là quá nguy hiểm nếu lấy viên đạn ra. Sau này Lenin đã hồi phục dù sức khỏe của ông bắt đầu giảm sút từ thời điểm đó. Mọi người cho rằng vụ ám sát có liên quan tới những cơn đột quỵ sau này của ông.

Lenin trong văn phòng ở điện Kremli, năm 1918

Vụ ám sát

Chính phủ Bolshevik phản ứng lại vụ ám sát, và những sự tập hợp nỗ lực chống cộng từ các đối thủ của họ bằng cái họ gọi là Khủng bố Đỏ. Hàng chục nghìn người bị coi là kẻ thù của cách mạng, nhiều người bị hành quyết hay tống vào các trại lao động vì có âm mưu chống lại chính phủ Bolshevik.[28]
Theo Orlando Figes, Lenin luôn ủng hộ "sự khủng bố số đông chống lại những kẻ thù cách mạng" và luôn bày tỏ quan điểm rằng nhà nước vô sản là một hệ thống bạo lực được tổ chức chống lại những tổ chức của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên theo Figes, trong khi được những người Bolsheviks khuyến khích, sự khủng bố có gốc rễ trong sự giận dữ của nhân dân chống lại tầng lớp ưu thế. (A Peoples Tragedy, trang 524-525) Vào cuối năm 1918 khi Kamenev và Bukharin tìm cách kìm chế những "sự thái quá" của Cheka, chính Lenin là người đã đứng ra bảo vệ tổ chức này. (Figes trang 649) Tuy nhiên, mức độ của cái gọi là "những sự thái quá," cũng như những lý do của Lenin ẩn giấu sau sự bảo vệ đó không hề được nêu tên.
Tháng 3 năm 1919, Lenin và các lãnh đạo Bolshevik khác gặp gỡ với các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa từ khắp nơi trên thế giới và lập ra Quốc tế Cộng sản. Các thành viên của Quốc tế Cộng sản, gồm Lenin và cả những người Bolshevik ngừng quan hệ với phong trào xã hội chủ nghĩa ở tầm vóc rộng lớn hơn. Từ đó trở về sau, họ sẽ được gọi là những người cộng sản. Tại Nga, Đảng Bolshevik được đổi tên thành "Đảng Cộng sản Nga (bolshevik)", (sau này thành Đảng Cộng sản Liên Xô).
Trong lúc ấy cuộc nội chiến lan tràn khắp nước Nga. Nhiều phong trào chính trị và những người ủng hộ họ đứng lên cầm vũ khí nhằm lật đổ chính phủ Xô viết. Dù có nhiều phe cánh tham gia cuộc nội chiến, hai lực lượng chính là Hồng quân (bolshevik) và Bạch vệ (phe ủng hộ chế độ quân chủ). Các cường quốc bên ngoài như Pháp, Anh, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng can thiệp vào cuộc chiến tranh này (đứng bên phía Bạch vệ). Cuối cùng, đội quân được tổ chức tốt và có hiệu quả hơn là Hồng quân, do Trotsky chỉ huy, đã giành chiến thắng, đánh bại các lực lượng Bạch vệ và đồng minh của họ năm 1920. Tuy nhiên, những cuộc chiến ở tầm nhỏ hơn vẫn tiếp tục trong nhiều năm nữa.
Những tháng cuối năm 1919, các chiến thắng giành được trước Bạch vệ khiến Lenin tin rằng đã tới thời điểm mở rộng cách mạng sang phía tây, bằng vũ lực nếu cần thiết. Khi nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai mới được thành lập bắt đầu đòi lại những vùng lãnh thổ đã bị nước Nga sáp nhập trong vụ phân chia Ba Lan vào cuối thế kỷ 18, họ đã xung đột với các lực lượng Bolshevik để giành quyền kiểm soát các vùng này, dẫn tới sự bùng nổ Chiến tranh Ba Lan-Xô viết năm 1919. Với sự phát triển của cách mạng tại ĐứcLiên đoàn Spartacus, Lenin coi đó là thời điểm và địa điểm chín muồi nhất để "thăm dò Châu Âu bằng những lưỡi lê Hồng quân." Lenin coi Ba Lan là cây cầu nối mà Hồng quân có thể dùng để kết nối cách mạng Nga với những người ủng hộ Cách mạng Đức, và hỗ trợ các phong trào cộng sản ở Tây Âu. Tuy nhiên sự thất bại của nước Nga Xô viết trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Xô viết khiến các kế hoạch đó bị hủy bỏ.
Lenin là người chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa đế quốc. Năm 1917 ông tuyên bố quyền tự quyết và phân chia các dân tộc quốc gia và đàn áp các quốc gia vô điều kiện, thường được coi là các quốc gia trước kia thuộc quyền kiểm soát của chủ nghĩa tư bản đế quốc. Tuy nhiên, khi cuộc Nội chiến Nga chấm dứt, ông đã dùng các lực lượng quân sự để đồng hóa các quốc gia mới giành độc lập là Armenia, GruziaAzerbaijan, cho rằng sự sáp nhập các quốc gia đó vào đất nước Xô viết sẽ che chở họ khỏi những tham vọng của chủ nghĩa đế quốc.[29] Điều này cho phép các quốc gia đó được chấp nhận thành một phần của Liên bang Xô viết hơn là đơn giản buộc họ trở thành một phần lãnh thổ Nga, hành động này sẽ bị coi là hành động đế quốc.
Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, chính sách cộng sản thời chiến của Bolshevik, cộng với Nạn đói năm 1921 tại Nga và sự bao vây từ các chính phủ tư bản thù địch làm đa phần đất nước bị tàn phá. Đã có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân, vụ lớn nhất là cuộc Nổi dậy Tambov. Sau một cuộc khởi nghĩa của những thủy thủ tại Kronstadt vào tháng 3 năm 1921, Lenin đã thay thế chính sách Cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới (NEP) hay còn gợi là cộng sản thời bình, trong một nỗ lực thắng lợi nhằm tái xây dựng công nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp.

Đấu tranh chống chủ nghĩa bài Do Thái

Sau cuộc cách mạng, V. I. Lenin rất chú tâm đấu tranh chống Chủ nghĩa bài Do Thái, khi ấy vẫn đang tồn tại ở nước Nga như một di sản từ thời Nga hoàng. Trong một bài phát biểu trên radio năm 1919, ông nói:
Cảnh sát của chế độ Nga hoàng, cùng với những tên địa chủ và bọn tư bản, đã tổ chức các cuộc tàn sát người Do Thái. Cái lũ địa chủ và tư bản đã tìm cách hướng sự căm thù của công nhân và người nông dân, những tầng lớp nghèo khổ, về phía người Do Thái.... Chỉ những người dốt nát nhất và những người bị áp bức mới có thể tin vào những lời nói dối và những câu báng bổ do chúng tuyên truyền về người Do Thái.... Người Do Thái không phải là kẻ thù của nhân dân lao động. Những kẻ thù của công nhân là bọn tư bản trên thế giới. Trong số những người Do Thái có những người dân lao động, và họ là đa số. Họ là những người anh em của chúng ta, giống như chúng ta, họ cũng bị bọn tư bản bóc lột; họ là những đồng chí của chúng ta trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội.... Thật đáng hổ thẹn cho hành động hành hạ người Do Thái của chế độ Nga hoàng. Thật đáng hổ thẹn cho những kẻ gây lòng hận thù với người Do Thái, những kẻ gây sự chia rẽ giữa các quốc gia.
—Vladimir Ilyich Lenin[30]

Qua đời


Kamenev và Lênin, 1922
Sức khỏe Lênin đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau những căng thẳng trong cuộc cách mạng và nội chiến. Vụ ám sát ông càng làm tình trạng thêm tồi tệ. Viên đạn vẫn nằm trong cổ ông, quá gần xương sống để có thể lấy ra trong tình trạng kỹ thuật y tế thời ấy. Tháng 5 năm 1922, Lenin bị đột quỵ lần đầu tiên. Ông bị tê liệt nửa người bên phải và dần giảm bớt ảnh hưởng trong chính phủ. Sau vụ đột quỵ thứ hai vào tháng 12 năm ấy, ông hầu như từ bỏ các hoạt động chính trị. Tháng 3 năm 1923, ông bị đột quỵ lần thứ ba và phải nằm liệt giường trong cả phần đời còn lại, thậm chí không thể nói được.
Sau lần đột quỵ đầu tiên, Lenin đã đọc cho thư ký ghi lại một số tài liệu về Chính phủ và vợ ông. Nổi tiếng nhất trong số đó là bản Di chúc của Lenin, trong đó cùng với nhiều sự kiện khác ông đã chỉ trích những nhà lãnh đạo cộng sản hàng đầu, đặc biệt là Joseph Stalin. Về Stalin, người từng là tổng thư ký Đảng cộng sản từ tháng 4 năm 1922, Lenin nói rằng Stlain có "quyền lực vô hạn tập trung trong tay" và đề xuất rằng "các đồng chí nghĩ cách lật đổ Stalin ra khỏi vị trí ấy." Ngay khi Lênin qua đời, vợ ông đã gửi bản Di chúc tới ủy ban trung ương, nó được đọc trước Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản vào tháng 5 năm 1924. Tuy nhiên, vì di chúc chỉ trích tất cả những nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất trong ủy bản trung ương: Zinoviev, Kamenev, Bukharin và Stalin, ủy ban đã quyết định không công bố nó ra đại chúng. Ủy ban trung ương cho rằng di chúc là hậu quả của tình trạng tâm thần bất ổn của Lenin trong những năm cuối đời, và vì thế, những lời phán xét cuối cùng của ông không đáng tin cậy. Việc không đếm xỉa tới những ý kiến của Lenin sau này thường được cho là một sai lầm nghiêm trọng.
Di chúc của Lenin (Lenin's Testament) được Max Eastman xuất bản chính thức lần đầu tiên năm 1926 tại Hoa Kỳ.
Lãnh tụ Vladimir Ilich Lenin qua đời ngày 21 tháng 1, 1924 ở tuổi 53. Lý do chính thức dẫn tới cái chết của Lenin được công bố bởi Liên Xô là xơ cứng động mạch não, hay cơn đột quỵ lần thứ tư. Tuy nhiên, vào năm 2004 một nhóm bác sĩ Do Thái đã công bố một bài báo, dựa theo các triệu chứng ghi trong hồ sơ bệnh án của Liên Xô, họ đưa ra giả thuyết rằng Lenin đã mắc bệnh hơn 10 năm trước khi qua đời, nguyên nhân bởi bệnh giang mai[31][32]. Nhà sử học Helen Rappaport sau khi khảo sát các tài liệu và hồ sơ bệnh án của Lênin cũng đặt ra giả thuyết rằng ông đã chết vì bệnh giang mai, lây truyền từ một cô gái giang hồ ở Paris[33]. Giả thiết này vẫn tiếp tục tồn tại cho tới nay, nhưng không ai từ các nước phương Tây có thể chứng minh nó vì chỉ có các bác sĩ chuyên trách của Nga được phép khám nghiệm thi hài Lenin.
Thành phố Petrograd đã được đổi tên thành Leningrad ba ngày sau khi Lenin qua đời để vinh danh ông; cái tên này giữ nguyên cho tới khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, khi nó lấy lại tên cũ là Sankt-Peterburg.
Thời gian đầu thập kỷ 1920 phong trào vũ trụ luận ở Nga khá sôi động và đã có ý tưởng bảo quản lạnh xác Lenin nhằm tái sinh trong tương lai. Những phương tiện cần thiết đã được mua về từ nước ngoài, nhưng vì một số lý do kế hoạch này không được thực hiện. Thay vào đó xác ông được ướp và đặt trong Lăng Lenin tại Moskva ngày 27 tháng 1, 1924.

Sau khi mất


Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Moskva
Thi hài Vladimir Lenin được bảo quản trong Lăng Lenin ở Moskva. Vì vai trò duy nhất của Lenin trong việc tạo lập nhà nước cộng sản đầu tiên, và dù ông đã bày tỏ ý muốn chỉ một thời gian ngắn trước khi qua đời rằng không nên xây dựng một đài tưởng niệm nào dành cho mình, chế độ Xô viết đã tôn vinh ông như một vị thánh tôn giáo. Đôi khi các ngôi nhà Xô Viết treo hình hoặc đặt tượng Lenin[34]. Tới thập kỷ 1980 hầu như mọi thành phố lớn ở Liên bang Xô viết đều có tượng Lenin ở quảng trường trung tâm, hoặc một phố Lenin hay một quảng trường Lenin gần trung tâm, và thường là 20 hay nhiều hơn nữa các bức tượng nhỏ hay tượng bán thân ông trên toàn lãnh thổ. Trẻ em được kể các câu chuyện về "ông Lenin" từ khi chúng còn ở nhà trẻ. Ngoài ra, không ít đường phố, công trình xây dựng, xí nghiệp, nông trại ở Liên Xô được đặt tên là Lenin, chưa kể một tàu phá băng Liên Xô còn được đặt cho cái tên này[34].
Cứ mỗi năm có hàng trăm bài viết và sách viết về ông được xuất bản và thu hút cả người trẻ lẫn già. Rất nhiều vở kịch và phim ảnh nói về cuộc đời Lenin[34]. Từ khi Liên bang Xô viết tan rã, mức độ tôn sùng Lenin tại các nước cộng hòa hậu Xô viết đã giảm sút đáng kể, nhưng ông vẫn được nhiều thế hệ lớn lên trong giai đoạn Xô viết coi là một nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng.[35] Đa số các bức tượng Lenin đã bị hạ bệ ở Đông Âu, nhưng nhiều bức khác vẫn tại vị ở Nga. Thành phố lớn nhất của nước Nga[34], Leningrad đã trở về với cái tên nguyên thủy của mình, Sankt-Peterburg, nhưng vùng xung quanh vẫn mang tên ông. Các công dân Ulyanovsk, nơi sinh Lenin, vẫn bác bỏ mọi ý định quay trở về cái tên cũ là Simbirsk. Tại Moskva, tượng Lenin vẫn đứng ở các cổng của hệ thống tàu điện ngầm, cũng như quảng trường Lenin vẫn giữ nguyên tên gọi. Trong cuộc bình chọn Những nhân vật vĩ đại nhất trong Lịch sử Nga với hơn 40 triệu người Nga tham gia năm 2008, Lênin đứng ở vị trí thứ 6.[36]
Việc mai táng thi hài Lenin vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong 16 năm qua ở nước Nga. Ở thủ đô Hà Nội, Việt Nam, tượng ông được đặt tại một công viên cùng tên.[37]

Cái tên "Lenin"


Thi hài Lenin trong lăng
"Lenin" là một trong những bí danh cách mạng của ông, và sau khi ông nắm quyền thì trở thành tên chính thức: Vladimir Ilyich Ulyanov trở thành Vladimir Ilyich Lenin. Thỉnh thoảng ông được báo chí phương Tây gọi là "Nikolai Lenin"[38], nhưng người dân Liên Xô không bao giờ nghe tới cái tên này.
Đã có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc biệt hiệu đó, và Lenin cũng chưa từng kể rõ tại sao ông lại lựa chọn nó. Bản thân Lênin cũng đã từng viết một cuốn sách về các biệt danh hoạt động cách mạng của ông nhưng trong cuốn sách không hề có đề cập đến bí danh Lenin-cái tên được kí nhiều nhất trong các văn kiện của ông. Đã có nhiều giả thuyết về cái tên Lênin này. Có giả thuyết cho rằng cái tên Lenin là của một cụ già đã chết, sau khi cụ qua đời Ulyanov đã lấy cái tên này làm bí danh cho mình.
Có lẽ biệt hiệu này liên quan tới con sông Lena, tương tự như một nhân vật theo chủ nghĩa Marx nổi tiếng khác ở Nga, Georgi Plekhanov, người lấy biệt hiệu là Volgin theo tên con sông Volga. Có ý kiến cho rằng Lenin lựa chọn sông Lena vì đây là một con sông dài hơn và chảy theo hướng đối diện, nhưng trong cuộc đời mình Lênin không phản đối Plekhanov. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nó không liên quan tới vụ hành quyết Lena, vì biệt hiệu đó đã ra đời trước sự kiện này.

Sự kiểm duyệt tác phẩm của Lenin tại Liên bang Xô viết

Những ghi chép của Lenin đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng thời Xô viết sau khi ông qua đời. Đầu thập kỷ 1930, dưới thời Stalin, có một giáo điều rằng Lênin và Ủy ban trung ương không bao giờ sai lầm. Vì thế, cần phải bỏ mọi bằng chứng về những sự bất đồng giữa hai bên, bởi vì trong trường hợp đó không thể cả hai bên cùng đúng. Trotsky từng là một người chỉ trích mạnh mẽ việc này, hành động mà ông coi là một hình thức sùng bái cá nhân bởi một người bình thường luôn có thể và chắc chắn đã từng phạm những sai lầm.[39] Sau này, thậm chí lần xuất bản thứ năm tại Liên Xô của tác phẩm Lênin toàn tập (xuất bản với 55 cuốn dày trong giai đoạn 1958 và 1965) cũng bỏ đi những phần trái với giáo điều hay thể hiện những điều được cho là không tốt ở tác giả[40].

Nhận định


Tượng Lenin trên phố Boyarka, Kiev, Ukraina
Sau khi mất, ông vẫn được coi là vị anh hùng lớn nhất của nhân dân Xô Viết[34]. Lenin được xem là một nhà dân tộc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa quốc tế Nga; ông khao khát xây dựng một nước Nga hiện đại và hùng mạnh, đó sẽ là hình mẫu trong quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa cộng sản Nga cũng chính là hình mẫu của chủ nghĩa cộng sản quốc tế[22]. Ở nước ngoài, ông trở thành một biểu tượng của "tính chất Nga" thế kỷ 20.[3]
Tại một số quốc gia, có sự mâu thuẫn trong việc đánh giá vai trò của Lenin. Khi di dời một bức tượng Lenin vào ngày 14/10/2012, Thị trưởng thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ, ông Bat-Uul Erdene đã lên án Lenin và các đồng chí của ông là "những kẻ sát nhân", vài người dân phản đối tại đây đã ném giày vào một bức tượng Lenin để tỏ sự khinh bỉ nhà cựu lãnh đạo Xô Viết.[41] Ngược lại, nhiều người Mông Cổ vẫn tôn kính Lenin bởi ông đã ủng hộ Mông Cổ trong cuộc chiến giành độc lập khỏi Trung Quốc vào năm 1921. Ông Erdenebileg Davagdorj, 55 tuổi, cho biết: "Nếu nước Nga Xô viết không tồn tại và Lenin không giúp đỡ chúng tôi, Mông Cổ sẽ không tồn tại. Người Nga đã cứu chúng ta vào năm 1921 và sau đó cứu giúp một lần nữa trong Thế chiến thứ 2 khi Nhật Bản xâm lược Mông Cổ. Chúng tôi nợ họ rất nhiều."[42]
Alexandra Kolontai (1872-1952) - nhà ngoại giao nổi tiếng của Liên Xô (cũ) - đánh giá về ông:[43]
Có những cá nhân - hiếm thấy trong lịch sử loài người - là sản phẩm của một chuyển biến lớn lao đã chín muồi, đã tô đẹp cho cả một thời đại. Trong số những người vĩ đại về tinh thần và ý chí đó là Vladimir Ilich Lenin... Như ở một tiêu điểm, Người đã tập hợp vào trong mình tất cả những cái gì của Cách mạng là nghị lực, là hùng mạnh, không ủy mị trong phá bỏ cái cũ và rất kiên quyết trong xây dựng cái mới.
—Alexandra Kolontai
Theo nhận định của văn hào Nga Maksim Gorky, tràn ngập trong đời sống và công việc của Lenin là "tinh thần hy sinh khắc khổ, thường thấy ở người cách mạng trí thức Nga trung thực, tin tưởng sắt đá vào khả năng thiết lập sự công bằng trên trái đất, tinh thần anh hùng của con người đã từ bỏ mọi niềm sung sướng trên đời để hiến mình cho hoạt động gian khổ vì hạnh phúc của mọi người".[43]
Văn hào Nga Maksim Gorky cũng cho rằng tư tưởng của Lenin "giống như cái kim địa bàn, bao giờ cũng chỉ về lợi ích giai cấp của nhân dân lao động... Điều đặc biệt vĩ đại ở Lenin chính là lòng căm thù quyết liệt, không bao giờ tắt trước sự bất hạnh của mọi người, niềm tin chói lọi của đồng chí rằng sự bất hạnh không phải là nền tảng không thể tiêu diệt được của cuộc đời, trái lại nó là điều xấu xa, nhơ nhuốc mà mọi người có thể và cần phải quét sạch đi".[43]
Tác giả "Người Xôviết chúng tôi" là nhà văn Boris Polevoi đã ghi nhận:[43]
Là người gan dạ và chính trực, đồng chí bao giờ cũng nhìn thẳng vào sự thật. Dù sự thật đôi khi cay đắng và thậm chí khủng khiếp đến thế nào đi nữa, đồng chí cũng không bao giờ giấu giếm mọi người xung quanh, không bao giờ giấu giếm đông đảo đám đông.
—Boris Polevoi
Trong bốn ngày khi mà thi hài Lenin được quàn trong Điện Kremlin, hơn 900.000 người đã tới đưa tang ông. Một trong những chính khách bày tỏ lời chia buồn đến Liên Xô là Thủ tướng Trung Quốc, nhà cách mạng Tôn Trung Sơn, ông đã nói[44]:
"Qua các thời đại của lịch sử thế giới, hàng ngàn nhà lãnh đạo và học giả đã xuất hiện và nói những lời hùng hồn, nhưng đó vẫn chỉ là những lời nói. Người, Lenin, là một ngoại lệ. Người không chỉ nói và dạy cho chúng ta, mà Người đã thựuc sự biến lời nói thành hành động. Người đã khai sinh ra một quốc gia mới. Người cho chúng ta thấy con đường của cuộc đấu tranh chung... Người, một vĩ nhân, sẽ sống mãi trong ký ức của những người bị áp bức qua hàng thế kỷ."
Tạp chí Time nêu tên Lenin là một trong 100 nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ 20, và là một trong 25 biểu tượng chính trị hàng đầu qua mọi thời đại; với đề tựa rằng "trong nhiều thập kỷ, những cuộc nổi dậy của chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm rung chuyển thế giới trong khi thi hài của Lenin nằm yên nghỉ tại Quảng trường Đỏ".
Tại bài viết trong Encyclopedia Britannica (Bách khoa toàn thư Anh quốc) được viết bởi giáo sư của Đại học Bắc Illinois, Albert Resis viết[45]:
"Nếu cuộc cách mạng Bolshevik là - như một số người đã gọi nó - sự kiện chính trị quan trọng nhất của thế kỷ 20, sau đó Lenin, dù tốt hay xấu, luôn được coi là nhà lãnh đạo chính trị quan trọng nhất của thế kỷ. Không chỉ trong giới học thuật của Liên Xô cũ, mà ngay cả trong số nhiều học giả không đi theo chủ nghĩa cộng sản, ông đã được coi là nhân vật vĩ đại trên cả 2 phương diện: nhà lãnh đạo cách mạng và chính khách cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử, cũng như là nhà tư tưởng cách mạng lớn nhất kể từ Karl Marx"

Xem thêm

Những câu nói nổi tiếng

  • Người Cộng sản phải có một cái đầu lạnh và một trái tim hồng! [46]
  • Các thầy, cô giáo và Hồng quân đều là những thành trì của Cách mạng!
  • Chúng ta không ngốc, nhưng hãy giả bộ như những thằng ngốc!
  • Một nhà văn nếu như không tưởng tượng mình là thằng ngốc thì sẽ không thể miêu tả về thằng ngốc được!
  • Học,học nữa, học mãi

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tạp chí Time số 14|Vol. 151 ngày 13 tháng 4 năm 1998. 100 người nổi bật của thế kỷ
  2. ^ Lê Thùy Chi. 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới. NXB Văn hóa - Thông tin. Hà Nội. 2007. Mục từ thú 86: Lê Nin
  3. ^ a ă Christopher Read. Lenin: A Revolutionary Life. tr. 4.
  4. ^ “Lịch sử nước Nga thời kỳ TBCN sau CM tháng 10”.
  5. ^ Lenin: A Biography. Robert Service. ISBN 0-330-49139-3.
  6. ^ “Vladimir Ilyich Lenin: The Development of Capitalism in Russia”.
  7. ^ Tiểu sử V.I Lênin (1870-1924) - Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  8. ^ Joe Fineberg and George Hanna (1999). “Vladimir Ilyich Lenin: What Is To Be Done?” 1. Lenin’s Selected Works. tr. 119-271. Đã bỏ qua tham số không rõ |download= (trợ giúp)
  9. ^ Cách mạng Nga 1899-1919. tr. 789-795.
  10. ^ “V. I. Lenin: Lessons of the Commune”. Zagranichnaya Gazeta. 23 thàng 3, 1908.
  11. ^ Robert G. Wesson. Lenin's Legacy: The Story of the Cpsu. tr. 44.
  12. ^ “7”. Phần 2. Người cách mạng chuyên nghiệp.
  13. ^ a ă Kỷ niệm 90 năm cách mạng Tháng 10 Nga vĩ đại từ (7/11/1917-7/11/2007): Những điều mới biết về Lênin
  14. ^ Thomas Purcell. The Return of the Kings.
  15. ^ Christopher Read. Lenin: A Revolutionary Life. tr. 161.
  16. ^ “Vladimir Ilyich Lenin: The Tasks of the Proletariat in the Present Revolution”.
  17. ^ Christopher Read. Từ chế độ Nga hoàng tới Xô viết. tr. 151–153.
  18. ^ “27”. Leon Trotsky: The History of the Russian Revolution. Đã bỏ qua tham số không rõ |chương tiêu đề= (trợ giúp)
  19. ^ Karl G. Heinze. Baltic Sagas: Events and Personalities that Changed the World!. tr. 242.
  20. ^ Marvin Perry, Matthew Berg, James Krukones. Sources of European History Since 1900. tr. 103.
  21. ^ “Lenin: The State and Revolution”. Lenin Internet Archive.
  22. ^ a ă Marvin Perry, Myrna Chase, Margaret Jacob, James R. Jacob, Theodore H. Von Laue. Western Civilization: Ideas, Politics, and Society: From the 1600s. tr. 738-739. Đã bỏ qua tham số không rõ |tập= (trợ giúp)
  23. ^ a ă “V. I. Lenin: The Constituent Assembly Elections and The Dictatorship of the Proletariat”. 19 tháng 12, 1919.
  24. ^ “Lenin and the First Communist Revolutions, IV”.
  25. ^ “V. I. Lenin: Third All-Russia Congress Of Soviets Of Workers’, Soldiers’ And Peasants’ Deputies”.
  26. ^ Stephane Courtois, et. al (1999). The Black Book of Communism. Harvard University Press. ISBN 0-674-07608-7.
  27. ^ “Có một Lenin khác...”. 2008.
  28. ^ Source List and Detailed Death Tolls for the Twentieth Century Hemoclysm
  29. ^ “V.I. Lenin: The Revolutionary Proletariat and the Right of Nations to Self-Determination”.
  30. ^ V. I. Lenin: Anti-Jewish Pogroms
  31. ^ V. Lerner, Y. Finkelstein, E. Witztum (2004). The Enigma of Lenin's (1870–1924) malady 11 ((6)). European Journal of Neurology. tr. 371-6. doi:10.1111/j.1468-1331.2004.00839.x.
  32. ^ “A Retrospective Diagnosis Says Lenin Had Syphilis”. C. J. Chivers. The New York Times. 22 tháng 6 2004. Truy cập 9 tháng 5 2013.
  33. ^ “Vladimir Lenin died from syphilis, new research claims”. Telegraph. 22 tháng 10, 2009.
  34. ^ a ă â b c Abraham Resnick. Lenin: Founder of the Soviet Union. tr. 9.
  35. ^ “Flight From Freedom: What Russians Think and Want”.
  36. ^ Имя Россия
  37. ^ Lenin để lại nhiều chỉ dẫn quý báu về xây dựng CNXH hiện thực - Thứ Bảy, 17/04/2010 08:55
  38. ^ “Soviets in Action”.
  39. ^ “Leon Trotsky: The History of the Russian Revolution”.
  40. ^ Orlando Figes (27 thàng 10, 1996). New York Times. tr. 204 Censored by His Own Regime http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9C04E1DB1230F934A15753C1A960958260 Censored by His Own Regime. |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  41. ^ “Thủ đô Mông Cổ kéo đổ tượng Lenin”. BBC. 14 tháng 10, 2012.
  42. ^ http://www.abc.net.au/news/2012-10-10/an-lenin-statue-to-be-pulled-down-in-mongolia/4306316
  43. ^ a ă â b “Lãnh tụ Xôviết Vladimir Ilich Lênin: Một người Nga chân chính”. CAND.com. 12 thàng 6, 2008.
  44. ^ Gorin, Vadim, Lenin: A Biography (1983) Progress Publishers, pp. 469–70
  45. ^ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/335881/Vladimir-Ilich-Lenin
  46. ^ V.I. Lênin nói về tư cách, đạo đức của người cán bộ, Đảng viên Cộng sản

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Những tác phẩm lựa chọn


Mahatma Gandhi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mahatma Gandhi

Ảnh Mahatma Gandhi năm 1931
Sinh 2 tháng 10, 1869 (144 tuổi)
Porbandar, Kathiawar Agency, Ấn Độ
Mất 30 tháng 1, 1948 (78 tuổi)
New Delhi, Ấn Độ
Nguyên nhân mất Ám sát
Nơi an táng Mohandas Karamchand Gandhi
Quốc gia Ấn Độ
Tên khác Cam Địa
Nổi tiếng vì Đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ
Đảng phái chính trị Quốc dân Đại hội Ấn Độ
Tín ngưỡng Ấn Độ giáo
Con cái Harilal
Manilal
Ramdas
Devdas
Cha mẹ Putlibai Gandhi (Mẹ)
Karamchand Gandhi (Cha)
Chữ ký
Mahātmā Gāndhī (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), nguyên tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi (Devanagari: मोहनदास करमचन्द गांधी; Gujarati: મોહનદાસ કરમચંદ ગાંધી), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lí bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lí (sa. satyāgraha) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr..
Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (Indian National Congress) năm 1918, ông được hàng triệu dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahātmā, nghĩa là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân" hoặc "Đại nhân". Danh hiệu có gốc tiếng Phạn này được triết gia và người đoạt giải Nobel văn chương Rabindranath Tagore dùng lần đầu khi đón chào Gandhi tại Mumbai (hay Bombay) ngày 9 tháng 1 năm 1915. Mặc dù Gandhi không hài lòng với những cách gọi tôn vinh nhưng đến ngày nay, danh hiệu Mahātmā Gāndhī vẫn thường được dùng hơn tên Mohandas Gāndhī trên thế giới. Ngoài việc được xem là một trong những môn đồ Ấn Độ giáo và những nhà lãnh đạo Ấn Độ vĩ đại nhất, ông còn được nhiều người Ấn tôn kính như một Quốc phụ (gọi theo tiếng Hindi là Bapu). Ngày sinh của ông, 2 tháng 10, là ngày lễ quốc gia của Ấn Độ. Năm 2007, Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lấy ngày 2 tháng 10 là Ngày Quốc tế Bất Bạo động."[1][2]
Bằng phương tiện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh. Nguyên lí Chấp trì chân lí của Gandhi (có gốc tiếng Phạn: satya là "chân lí" và ā-graha là "nắm lấy", "nắm chặt"), cũng thường được dịch là "con đường chân thật", "truy tầm chân lí", đã cảm kích những người chủ trương hành động giành tự do như Đạt-lại Lạt-ma Đăng-châu Gia-mục-thố (Tenzin Gyatso), Lech Wałęsa, Stephen Biko, Aung San Suu KyiNelson Mandela. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà lãnh đạo nêu trên đều theo nguyên tắc bất bạo lựcbất kháng cự khắt khe của Gandhi.
Gandhi thường nói là nguyên tắc của ông đơn giản, lấy từ niềm tin truyền thống của Ấn Độ giáo: Chân lí (satya) và bất bạo lực (ahiṃsā). Chính ông nói rằng: "Tôi chẳng có gì mới mẻ để dạy đời. Chân lí và bất bạo lực đều có từ xưa nay".

Thời niên thiếu


Gandi, bên trái, năm 13 tuổi
Mohandas Karamchand Gandhi[3] sinh trong một gia đình Ấn Độ giáo thuộc cộng đồng Modh (một nhóm thương gia ở Gujarat), tại Porbandar, bang Gujarat, Ấn Độ vào năm 1869.[4] Ông là con của Karamchand Gandhi, một người giữ chức "diwan" (có thể gọi là "Tổng bộ trưởng") của Porbandar, và bà Putlibai, người vợ thứ tư của Karamchand, theo Ấn Độ giáo phái thờ thần Tì-thấp-nô (sa. vaiṣṇava). Nữ thủ tướng Ấn Độ sau này, Indira Gandhi, và con trai của bà, Rajiv Gandhi, không bà con gì với Gandhi.
Lớn lên với một bà mẹ sùng tín Tì-thấp-nô trong một môi trường được ảnh hưởng bởi những người theo Kì-na giáo tại Gujarat, Gandhi sớm cảm nhận nguyên tắc bất hại, ăn chay, phương pháp nhịn ăn để thanh lọc tâm thức cũng như sự khoan dung lẫn nhau của các tín đồ và tông phái. Ông sinh ra trong giai cấp thứ ba của xã hội Ấn là Phệ-xá (sa. vaiśya, giai cấp thương gia). Tháng 5 năm 1882, vào tuổi 13, ông cưới cô Kasturba Makharji, 14 tuổi, qua một sự mai mối.[5] Hai ông bà sau có bốn con trai: Harilal Gandhi, sinh năm 1888; Manilal Gandhi, sinh năm 1892; Ramdas Gandhi; sinh năm 1897 và Devdas Gandhi, sinh năm 1900.[5]
Gandhi là một sinh viên trung bình tại Porbandar và sau đó là tại Rajkot. Ông đậu khoá thi vào Đại học Mumbai năm 1887 với số điểm vừa đủ, và vào học viện Samaldas tại Bhavnagar. Tuy nhiên, ông không lưu ở đây lâu vì gia đình muốn ông trở thành luật sư để giữ truyền thống nắm quyền cao tại Gujarat.[6] Không cảm thấy thú vị tại học viện Samaldas, Gandhi liền nắm thời cơ du học nước Anh, một nước được ông xem là "quốc gia của những triết gia và thi nhân, trung tâm đích thực của nền văn minh".

Gandi khi còn là sinh viên ở London
Vào tuổi 19, Gandhi vào Đại học College London (một trường thuộc Đại học London) học ngành luật. Trong thời gian tại London, thủ đô của đế quốc, ông chịu ảnh hưởng của lời nguyện với bà mẹ trước mặt một vị tăng Kì-na giáo là Becharji, đó là giữ giới luật Ấn Độ giáo không ăn thịt và uống rượu sau khi rời Ấn Độ. Mặc dù đã thử bắt chước văn minh người Anh, ví dụ như học nhảy, nhưng Gandhi không ăn được thịt cừu và cải bắp bà chủ nhà trọ nấu cho mình.[7] Bà chỉ ông đến một trong những tiệm chay hiếm hoi tại London thời đó.[8] Nhưng thay vì đơn thuần làm toại nguyện bà mẹ, ông đọc sách và đổi sang ăn chay ngay trên phương diện tri thức. Ông vào "Hội người ăn chay", được cử làm uỷ viên ban chấp hành và lập ra một nhánh địa phương của nó. Về sau, ông cho rằng công việc này đã giúp ông thu thập những kinh nghiệm giá trị trong việc quản lí và duy trì một tổ chức. Một số người ăn chay ông đã gặp là thành viên của hiệp hội Thần Trí học (hoặc Thông Thiên học), được bà Helena Petrovna Blavatsky thành lập vào năm 1875 để hỗ trợ tình người năm châu. Những nhà Thần Trí học này chuyên tâm nghiên cứu kinh điển Phật giáoẤn Độ giáo. Họ khuyến khích Gandhi đọc Chí Tôn ca.[8] Mặc dù từ trước đây không tỏ vẻ hứng thú về tôn giáo, ông bắt đầu đọc những tác phẩm nói về Ấn Độ giáo, Kitô giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác.
Ông trở về Ấn Độ sau khi được phép làm luật sư vào tháng 6 năm 1891, và khi trở về ông mới biết mẹ mình đã qua đời, và gia đình đã giấu kín chuyện này.[8] Thành tựu của ông trong việc mở văn phòng luật sư tại Mumbai chỉ hạn chế vì thời đó có rất nhiều người làm nghề này và Gandhi không phải là một luật sư năng nổ tại pháp tòa. Ông nộp đơn xin dạy bán thời gian tại trường trung học Mumbai, nhưng bị từ chối. Cuối cùng, ông trở về Rajkot sống một cuộc sống khiêm tốn bằng cách soạn lời thỉnh nguyện cho những người tố tụng, nhưng rồi cũng phải đình chỉ công việc này vì xung đột với một quan viên người Anh. Trong tự truyện của mình, Gandhi miêu tả sự kiện này như một sự cố gắng du thuyết không kết quả vì lợi ích của người anh trai. Dưới bầu không khí này (1893), ông chấp nhận một hợp đồng lâu dài của một công ty Ấn Độ, nhậm chức tại Natal, Nam Phi.[9]

Phong trào vận động quyền công dân tại Nam Phi


Gandhi tại Cộng hòa Nam Phi năm 1895

Gandhi và vợ, Kasturba, năm 1902
Vào thời điểm này, Gandhi là một người trầm tính, khiêm cung không chú tâm về chính trị. Ông đọc báo lần đầu tiên năm lên 18 và thường run sợ khi bước ra tòa thuyết trình. Nam Phi đã biến đổi ông một cách sâu sắc khi ông chứng kiến sự hạ nhục và đàn áp mà cộng đồng Ấn Độ thường phải chịu đựng nơi đây. Vào một ngày, khi quan tòa thành phố Durban yêu cầu Gandhi gỡ khăn xếp (turban) trên đầu, ông từ chối và hùng hồn bước ra khỏi tòa. Một bước ngoặc trong cuộc đời thường được các truyện kí thừa nhận - có thể xem là chất xúc tác cho chủ nghĩa hành động của ông - xảy ra ít lâu sau, khi ông bắt đầu một cuộc hành trình đến Pretoria.[10] Ông bị vất ra khỏi xe lửa tại Pietermaritzburg sau khi từ chối chuyển từ toa xe hạng nhất đến toa hạng ba, vốn thường được những người da màu sử dụng mặc dù đã mua vé hạng nhất.[11] Không lâu sau, trong cuộc hành trình bằng xe ngựa, ông bị người lái xe đánh vì từ khước nhường chỗ cho một du khách châu Âu.[12] Ông cũng kham chịu nhiều khổ đau khác như bị loại ra nhiều khách sạn vì chỉ màu da của mình. Kinh nghiệm này khiến Gandhi quan sát kĩ hơn những thống khổ người đồng hương phải chịu đựng tại Nam Phi trong thời gian ông làm việc tại Pretoria.[13] Chính trong thời gian tại Nam Phi, qua sự chứng kiến tận mắt chế độ kì thị chủng tộc, thành kiến và bất công, Gandhi bắt đầu thám vấn địa vị trong xã hội của những người đồng hương và của chính mình.
Khi hợp đồng làm việc chấm dứt, Gandhi thu xếp trở về Ấn Độ. Tuy nhiên, trong buổi tiệc tiễn đưa tại Durban, ông tình cờ đọc một bài báo nói về một dự thảo pháp luật được Hội đồng lập pháp Natal đề nghị nhằm loại bỏ quyền bầu cử của người di dân Ấn Độ. Khi đưa việc này ra thảo luận với những người đồng hương, họ than không đủ kiến thức để phản đối dự thảo và khẩn khoản yêu cầu Gandhi ở lại giúp họ. Ông phổ biến một số kiến nghị đến cả hai, Viện Lập Pháp Natal và chính quyền Anh để phản đối dự thảo. Mặc dù không ngăn được việc dự thảo này được duyệt, cuộc đấu tranh của ông đã thành công trong việc soi rọi những điểm bất bình của người Ấn tại Nam Phi. Những người hỗ trợ thuyết phục ông lưu lại Durban để tiếp tục đấu tranh chống sự bất công được áp dụng đối với người Ấn tại đây. Ông lập Hội nghị Ấn Độ tại Natal năm 1894 và chính mình giữ vai bí thư. Qua tổ chức này, ông đã chuyển hóa cộng đồng người Ấn tại Nam Phi thành một lực lượng chính trị hỗn tạp, làm tràn ngập chính quyền cũng như báo chí với những lời trần thuật về sự bất mãn của người Ấn và những bằng chứng của sự kì thị nơi người Anh tại Nam Phi.
Năm 1896, Gandhi trở về Ấn Độ với mục đích mang vợ con sang Nam Phi. Năm 1897, khi trở lại Nam Phi, ông bị một nhóm bạo lực da trắng tấn công và tìm cách sát hại bằng tư hình. Như một dấu hiệu đầu tiên của thước đo nội tâm ảnh hưởng đến những cuộc đấu tranh sau này, Gandhi khước từ việc tố cáo bất cứ cá nhân nào của nhóm bạo lực, nói rằng việc không tìm sự bồi thường tại tòa án dựa trên cơ sở lỗi lầm cá nhân là một trong những nguyên tắc chính của ông.
Khi Chiến tranh Nam Phi bắt đầu, Gandhi chủ trương là người Ấn phải hỗ trợ chiến tranh để hợp pháp hóa yêu cầu trở thành công dân chính thức. Ông tổ chức một nhóm tình nguyện cứu thương gồm 300 người Ấn Độ và 800 người làm mướn. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, tình trạng của người Ấn tại Nam Phi không khả quan hơn, vẫn tiếp tục sa đoạ. Năm 1906, chính quyền Transvaal công bố một pháp án mới, bắt người Ấn Độ của thuộc địa phải kí chứng. Tại một cuộc biểu tình lớn được tổ chức tại Johannesburg vào tháng 9 ngay trong năm đó, Gandhi lần đầu áp dụng nguyên tắc Chấp trì chân lí và đấu tranh bất bạo lực, khuyên các người đồng hương phản bác luật mới và chịu đựng hình phạt để thực hiện việc này thay vì phản kháng bằng phương tiện bạo lực. Dự án này được áp dụng, dẫn đến một cuộc tranh đấu kéo dài 7 năm với hơn 7000 người Ấn bị bắt giam (trong đó có Gandhi, bị bắt bỏ tù nhiều lần), đánh đập, thậm chí bị bắn vì đình công, từ chối không kí chứng, đốt giấy kí chứng hoặc tham gia những cuộc kháng cự bất bạo động khác. Mặc dù chính quyền thành công trong việc đàn áp những người Ấn phản đối, tiếng thét gào của công chúng trước những phương pháp tàn bạo được áp dụng bởi chính quyền Nam Phi cho những người phản đối yên lặng hòa bình này cuối cùng đã bắt buộc tướng Jan Christian Smuts luận bàn một phương án thoả hiệp với Gandhi.
Trong những năm sống tại Nam Phi, Gandhi đã lấy cảm hứng từ quyển Chí Tôn ca cũng như những tác phẩm của Lev Nikolayevich Tolstoy (đặc biệt là quyển "Thiên đường nằm trong Bạn"), người đã trải qua một sự chuyển biến tôn giáo sâu sắc với niềm tin vào một dạng "chủ nghĩa vô chính phủ" của Kitô giáo. Gandhi dịch bài "Thư gửi đến một môn đồ Ấn Độ giáo" (A Letter to a Hindu) của Tolstoi, được viết vào năm 1908 để phản ứng những đồng hương Ấn Độ theo chủ nghĩa dân tộc một cách hung bạo. Hai người viết thư cho nhau cho đến khi Tolstoi mất vào năm 1910. Bức thư của Tolstoi dùng triết học Ấn Độ có nguồn từ các Phệ-đà và những lời khuyên của Hắc thiên để hướng đến phong trào chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ đang tiến triển. Gandhi cũng bị ảnh hưởng lớn qua tiểu luận nổi danh của Henry David Thoreau là "Sự không phục tòng của công chúng". Những năm lưu trú tại Nam Phi với tư cách một người chủ trương hành động chuyên về xã hội chính trị chính là thời kì những khái niệm và kĩ thuật của phương pháp bất hợp tác và phản đối bất bạo lực được phát triển. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, ông quyết định trở về Ấn Độ, mang theo tất cả những gì ông đã học được từ những kinh nghiệm tại Nam Phi.

Phong trào đấu tranh giành độc lập Ấn Độ

Như đã thực hiện trong cuộc chiến Nam Phi, Gandhi khuyến khích việc ủng hộ người Anh trong cuộc chiến (Thế chiến thứ nhất) và chủ động khích lệ người Ấn tham gia quân đội. Khác với quan niệm của nhiều người khác, cách biện luận duy lí của ông cho trường hợp này là quyền công dân đầy đủ, tự do và quyền lợi trong Đế quốc Anh, và như vậy thì việc giúp nó phòng vệ không có gì sai. Ông thuyết trình trước Quốc dân Đại hội Ấn Độ, nhưng phần lớn là chính ông được hướng dẫn vào những chủ đề Ấn Độ, chính trị và công chúng Ấn qua Gopal Krishna Gokhale, nhà lãnh đạo được tôn trọng nhất của đảng Quốc dân Đại hội bấy giờ.

Champaran và Kheda


Gandi năm 1918
Những thành tích lớn đầu tiên của Gandhi xảy ra vào năm 1918 với cuộc kích động tại Champaran và phong trào Chấp trì chân lí tại Kheda mặc dù ông chỉ thực hiện trên mặt danh nghĩa trong trường hợp thứ hai và người chính chủ đạo là Sardar Vallabhbhai Patel, cánh tay phải của Gandhi. Tại Champaran, một khu vực nằm trong tiểu bang Bihar, ông tổ chức cuộc kháng cự cùng với hơn 10.000 nông dân không có đất, nông nô và những nông gia nghèo khổ có số lượng đất không đáng kể. Họ bị ép buộc phải trồng indigo và những nông sản bán được trên thị trường thay vì gieo trồng những loại cung cấp thực phẩm cần thiết cho sự sinh tồn của họ. Bị đàn áp bởi dân binh của điền chủ (phần lớn là người Anh), họ được trả công rất ít nên cuộc sống rất vất vả cơ hàn. Thôn làng của họ rất dơ bẩn, thiếu vệ sinh. Những vấn đề như uống rượu, kì thị dân ti tiện (untouchable) và khăn che (purdah) ngày càng lan tràn. Giờ đây, ngay trước một cuộc chống đói kinh hoàng, thực dân Anh lại đưa ra một loại thuế tàn ác, cứ y vào sự gia tăng theo chu kì mà thu thuế. Tình thế rất tuyệt vọng và tại Kheda, bang Gujarat thì sự việc nhìn chung cũng không khác.
Gandhi lập một Già-lam tại đó, tổ chức một nhóm người bao gồm người giúp cố cựu và người mới từ địa phương. Ông tổ chức một công trình nghiên cứu để có được một tổng quan về các thôn làng, xem xét những sự tàn bạo và những tình tiết thống khổ bao gồm những trạng thái thoái hóa của cuộc sống nói chung. Lập cơ sở trên lòng tự tin của người làng, Gandhi bắt đầu chỉnh lí các thôn xóm, lập trường học và bệnh viện, khuyến khích chủ làng xoá bỏ những việc hủ nát như phân biệt tiện dân, bắt phụ nữ mang khăn che và áp chế họ.
Nhưng cuộc phát động có tổ chức đầu tiên của Gandhi xảy ra khi ông bị cảnh sát bắt giam với lí do gây bạo động và được yêu cầu rời địa phương này. Hàng trăm nghìn người biểu tình chống đối, vây quanh nhà giam, các trạm cảnh sát và quan tòa đòi trả tự do lại cho ông, một sự việc pháp tòa không muốn nhưng sau cũng phải thực hiện. Gandhi đứng đầu những cuộc biểu tình có tổ chức chống lại điền chủ, và họ, dưới sự lãnh đạo của chính quyền Anh, đã kí một hiệp định đảm bảo trả lương cao hơn và kiểm soát việc cho nông dân nghèo địa phương thuê đất, xoá bỏ việc tăng thuế cũng như việc thu thuế đến khi nạn đói chấm dứt. Chính trong thời gian kích động này, Gandhi được quần chúng tôn xưng là Bapu (người cha già dân tộc) và Mahātmā (tâm hồn vĩ đại). Tại Kheda, Patel đại diện các nông gia trong những cuộc thương lượng với chính quyền Anh với kết quả là họ tạm dừng thu thuế, đảm bảo trợ cấp. Tất cả những người bị tù đều được thả ra. Danh tiếng Gandhi từ đây như một ngọn lửa lan truyền khắp nước và ông đã trở thành năng lực ảnh hưởng nhất định trong phong trào chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ.

Phát động phong trào bất hợp tác


Mahatma Gandhi (phải) đang đứng cạnh Muhammad Ali Jinnah (trái).
Dự thảo pháp luật Rowlatt được duyệt năm 1919, cho phép chính phủ bắt giam những người bị vu khống gây loạn mà không cần đưa ra tòa duyệt. Gandhi và đảng Quốc dân Đại hội tổ chức những cuộc biểu tình lớn phản đối và đình công, và tất cả những cuộc phản đối này đều được tổ chức rất hòa bình trên khắp nước. Tất cả những thành phố và thị xã lớn đều đóng cửa; các hoạt động cơ quan chính phủ đều phải được quân đội đảm nhiệm. Hàng nghìn người bị bắt giam, lệnh giới nghiêm được áp dụng ở nhiều vùng của Ấn Độ. Tại Punjab, cuộc đại tàn sát ở Amritsar với 379 người dân bị giết bởi quân đội Anh và Ấn Độ đã gây chấn thương nặng nề cho đất nước, gia tăng phẫn oán nơi quần chúng cũng như những hành vi bạo lực.
Gandhi phê bình cả hai, hành vi của người Anh và bạo lực phục thù của người Ấn. Ông viết một bài phân ưu cùng với những nạn nhân Anh và lên án những cuộc bạo động. Bài này ban đầu bị phản đối trong đảng, nhưng được chấp thuận sau một bài thuyết giảng của Gandhi mà trong đó, ông đề cao nguyên tắc là tất cả những hành vi bạo lực đều có hại, không thể được biện minh[14]. Người Ấn không mang tội vì sự kì thị của người Anh, và không nên trừng phạt công dân Anh vô tội.
Nhưng sau cuộc tàn sát lớn và bạo lực này, Gandhi nhận thức được là không chỉ người Ấn chưa được chuẩn bị cho việc kháng cự số đông, mà sự cai trị của người Anh đích thật tàn ác và nó có bản chất là đàn áp. Gandhi giờ đây chú tâm đến việc giành quyền tự trị và quyền quản lí tất cả những cơ quan chính quyền Ấn Độ, vươn đến trạng thái tự chủ (svarāj), nghĩa là sự tự chủ toàn vẹn về mặt cá nhân, tâm linh và chính trị.
Tháng 4 năm 1920, Gandhi được bầu làm chủ tịch hội Liên hiệp Tự trị Toàn Ấn Độ (All India Home Rule League). Ông được trao uy quyền chấp hành trong đảng Quốc dân Đại hội tháng 12 năm 1921. Dưới sự lãnh đạo của Gandhi, Quốc dân Đại hội được tổ chức lại với một hiến pháp mới có mục đích là tự chủ. Ai cũng có thể trở thành đảng viên sau khi đóng một lệ phí trên danh nghĩa. Một tổ chức có giai cấp của các uỷ ban được thành lập nhằm cải thiện kỉ luật và kiểm soát những phong trào từ trước đến giờ không có định hình và khuếch tán, chuyển biến đảng từ một tổ chức tinh duệ số ít thành một đảng lớn với sức lôi cuốn toàn quốc. Gandhi mở rộng mặt trận bất bạo lực, bao gồm chính sách "bản quốc" (svadeshi) - nghĩa là tẩy chay những sản phẩm ngoại lai, đặc biệt là những sản phẩm Anh. Liên hệ với chính sách này là sự ủng hộ việc mang y phục tự dệt ở nhà, được gọi là khadi, của ông, khuyên tất cả các người Ấn ăn mặc như vậy thay vì dùng đồ vải của người Anh. Gandhi khuyến cáo toàn dân, nam cũng như nữ, mỗi ngày dành chút thời gian để dệt vải ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập[15]. Đây là chiến thuật nhằm khắc sâu kỉ luật và sự cống hiến để loại trừ những người không có thiện ý và những người hoài bão, và bao gồm phụ nữ vào phong trào ở một thời điểm mà nhiều người cho rằng, những việc làm như vậy không đáng trọng cho phụ nữ.
Thêm vào việc tẩy chay các sản phẩm Anh, Gandhi cũng khuyến khích dân chúng tẩy chay các cơ quan giáo dục và pháp tòa Anh, từ chức không làm cho chính quyền, từ chối không đóng thuế và huỷ bỏ những danh hiệu, huy chương Anh. Chương trình mới này đã đạt được sức lôi cuốn và thành công rộng lớn, gia lực cho người Ấn chưa từng có từ xưa nay. Nhưng khi phong trào vừa đạt đỉnh điểm thì đã chấm dứt một cách đột ngột vì một cuộc xung đột bạo lực tại thị xã Chauri Chaura, bang Uttar Pradesh vào tháng 2 năm 1922. Lo ngại phong trào sẽ quay về phương tiện bạo lực và tin chắc rằng sự việc này có thể lật đổ tất cả những công trình của mình, Gandhi liền huỷ bỏ chiến dịch bất phục tòng[16]. Giờ đây, như một người đã phô bày nhược điểm của mình, Gandhi bị bắt bỏ tù ngày 10 tháng 3 năm 1922, bị đưa ra tòa vì lí do gây loạn và kết án sáu năm tù. Đây không phải lần đầu Gandhi vị bỏ tù nhưng là lần bị giam cầm lâu nhất. Bắt đầu từ ngày 18 tháng 3 năm 1922, ông ngồi tù khoảng hai năm và được thả tháng 2 năm 1924 sau một ca mổ viêm ruột thừa.
Không có nhân cách hùng mạnh của Gandhi để kiềm chế các người đồng sự, đảng Quốc dân Đại hội bắt đầu tan vỡ, phân thành hai phái trong thời gian ông ngồi tù. Một phái được dẫn đầu bởi Chitta Ranjan DasMotilal Nehru, ủng hộ việc đảng tham dự cơ quan lập pháp. Phái thứ hai được dẫn đầu mởi Chakravarti RajagopalachariSardar Vallabhbhai Patel, phản đối việc này. Thêm vào đó là việc hợp tác giữa tín đồ Ấn Độ giáoHồi giáo mạnh mẽ trong những chiến dịch bất bạo động giờ đây sa sút. Gandhi tìm cách bắc cầu nối những điểm sai biệt này bằng nhiều phương tiện, bao gồm một cuộc tuyệt thực ba tuần mùa thu năm 1924, nhưng chỉ với kết quả hạn chế[17].

Những năm 1930: Hội đồng Simon, Chấp trì chân lí muối


Gandhi trong cuộc hành trình Chấp trì chân lí Muối năm 1930

Gandhi và Charlie Chaplin, chụp năm 1931
Trong hầu hết những năm thuộc thập niên 1920-30, Gandhi đứng bên ngoài ánh đèn công chúng. Ông chú trọng đến việc giải quyết cái nêm giữa đảng Swaraj và Quốc dân Đại hội, và khai mở các phương pháp chống kì thị dân vô giai cấp, uống rượu, thiếu học và nghèo đói. Ông trở về địa vị hàng đầu vào năm 1928. Một năm trước đó, chính quyền Anh đề cử một hội đồng cải cách hiến pháp dưới sự lãnh đạo của Sir John Simon mà không có tên một người Ấn nào trong hội đồng. Kết quả của việc này là sự tẩy chay hội đồng của các đảng Ấn Độ. Gandhi thúc đẩy một nghị quyết thông qua Quốc dân Đại hội Calcutta vào tháng 12 năm 1928, kêu gọi chính quyền Anh đảm bảo địa vị chủ quyền (dominion status) trong vòng một năm hoặc là sẽ đối đầu một chiến dịch bất bạo lực mới với mục đích giành độc lập hoàn toàn cho đất nước.
Ngày 26 tháng 1 năm 1930 được Quốc dân Đại hội Ấn Độ - lúc đó đang hội họp tại Lahore - đề cao là ngày kỉ niệm độc lập Ấn Độ. Nó được tưởng niệm bởi hầu hết tất cả những tổ chức chính trị Ấn Độ khác, những tổ chức nỗ lực giành độc lập đất nước hoặc tiến đến việc trao quyền xã hội chính trị cho những cộng đồng khác nhau.
Như đã tuyên bố trước đây, vào tháng ba năm 1930, ông phát động một chiến dịch Chấp trì chân lí phản đối thuế muối, được nhấn mạnh bởi cuộc Hành trình muối (Salt March) đến Dandi nổi tiếng kéo dài từ 21 tháng 3 đến 6 tháng 4 năm 1930. Ông đi bộ 400 km từ Ahmedabad đến Dandi để lấy muối cho riêng mình. Hàng nghìn dân chúng Ấn Độ tham gia cuộc hành trình đến bờ biển này. Hành trình muối này là một trong những chiến dịch thành công nhất của ông với kết quả là hơn 60.000 người bị bắt giam. Chính quyền, được đại diện qua Lord Irwin, quyết định thương lượng với Gandhi.
Hiệp ước Gandhi-Irwin được đóng dấu tháng 3 năm 1931. Trong đó, chính quyền Anh đồng ý thả tất cả những tù nhân chính trị để bù cho việc đình chỉ cuộc vận động bất phục tòng. Thêm vào đó, Gandhi được mời sang Anh tham dự hội nghị bàn tròn (Round Table Conference) tại Luân Đôn với tư cách người đại diện duy nhất của Quốc dân Đại hội Ấn Độ. Hội nghị này là một thất vọng cho Gandhi cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc bởi vì nó chỉ lưu ý đến những tiểu vương cũng như những nhóm thiểu số Ấn Độ hơn là một sự phó truyền quyền lực (transfer of power). Ngoài ra, người thừa kế Lord Irwin là Lord Willingdon đã bắt đầu một chiến dịch mới để đàn áp những đại biểu chủ nghĩa dân tộc.
Một lần nữa, Gandhi bị bắt giam, và chính quyền tìm cách đập tan ảnh hưởng của ông bằng cách cách li hoàn toàn ông và các người đi theo ủng hộ. Chiến lược này không hiệu quả. Năm 1932, qua chiến dịch của B. R. Ambedkar - lãnh tụ của những người Dalit - chính quyền đảm bảo cho dân ti tiện Dalit những khu bầu cử riêng trong hiến pháp mới. Để phản đối việc này, Gandhi bắt đầu một cuộc tuyệt thực 6 ngày vào tháng 9 năm 1932, thành công trong việc buộc chính quyền tiếp nhận một hệ thống công bằng hơn qua sự thương lượng qua trung gian là ông Palwankar Baloo, vốn là một người Dalit chơi ngoạn bản cầu (cricketer), sau trở thành nhà chính trị. Đây cũng là khởi điểm của một chiến dịch mới của Gandhi với mục đích cải thiện cuộc sống của dân ti tiện, những người được ông gọi là Harijan, "con của trời Hari". Ngày 8 tháng 5 năm 1933, Gandhi bắt đầu một cuộc tuyệt thực 21 ngày để phản đối sự đàn áp của người Anh tại Ấn Độ[18]. Mùa hè năm 1934, ông ba lần bị mưu hại không thành công.
Khi đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ tranh luận về tuyển cử và chấp nhận quyền chính trị dưới kế hoạch liên bang, Gandhi quyết định rời đảng. Ông hoàn toàn không chống đối phương án này của đảng nhưng cảm thấy rằng nếu ông rút lui thì hình tượng của ông đối với thường dân Ấn Độ sẽ ngưng đè nén toàn thể hội viên của đảng vốn có bản chất đa dạng: thành viên theo chủ nghĩa cộng sản, xã hội, công đoàn, sinh viên, tôn giáo bảo thủ, kinh doanh và quyền sở hữu. Gandhi cũng không muốn mình là mục tiêu của sự tuyên truyền của chính quyền Anh khi lãnh đạo một đảng đã có lần tạm thời thừa nhận sự phù hợp chính trị với chính quyền Anh.
Gandhi trở về địa vị lãnh đạo năm 1936 khi Jawaharlal Nehru nắm chức chủ tịch và Quốc dân Đại hội đang họp tại Lucknow. Mặc dù Gandhi mong muốn sự tập trung tuyệt đối vào việc giành độc lập, không chú tâm vào việc suy đoán về chính quyền Ấn Độ tương lai, nhưng ông không ngăn được việc Quốc dân Đại hội chọn chủ nghĩa xã hội là mục tiêu.
Gandhi cũng phê bình Subhas Chandra Bose và việc ông thăng tiến, nhậm chức chủ tịch vào năm 1938. Trong khi một số sử gia cho rằng đây là một cuộc tranh quyền giữa hai nhà lãnh đạo lớn thì Gandhi cơ bản phản đối việc Bose không thừa nhận nguyên tắc bất bạo lực cũng như dân quyền, hai điểm được Gandhi xem là nền tảng cho cuộc đấu tranh. Nguyện vọng phát động một cuộc khởi nghĩa khắp nơi chống chính quyền Anh của Bose không hàm dung việc chuẩn bị không dùng bạo lực của những người tham gia và trong năm đầu giữ quyền chủ tịch, Bose tập trung vào việc đưa những người thân cận lên nắm những chức quan trọng.
Bose được nhậm chức lần thứ hai mặc dù bị Gandhi chỉ trích, nhưng rời Quốc dân Đại hội khi tất cả những thành viên chức cao khác từ chức hàng loạt để phản đối việc ông từ bỏ những nguyên tắc Gandhi đã đưa vào trong những năm đầu thập niên 1920[19]. Năm 1938-1939, tất cả những ứng cử viên của Quốc dân Đại hội từ chức khi Quốc hội phản đối sự sáp nhập Ấn Độ một mặt vào Thế chiến thứ hai mà không tham vấn những đại biểu được bầu.
Gandhi tiếp tục cuộc đấu tranh chống sự kì thị dân Dalit, khuyến khích việc dệt tay và các ngành kĩ nghệ tại gia khác. Ông cũng cố gắng kiến lập một hệ thống giáo dục mới thích hợp cho những vùng thôn dã. Gandhi sống giản dị trong những năm này trong một thôn làng trung tâm Ấn Độ với tên Sevagram. Ngày 3 tháng 3 năm 1939, ông lại tuyệt thực một lần nữa.

"Làm hay chết": Thế chiến thứ hai và "Rời Ấn Độ"

Thế chiến thứ hai bùng nổ năm 1939 khi Đức quốc xã xâm lấn Ba Lan. Gandhi hoàn toàn đồng cảm với nạn nhân của sự xâm chiếm này. Sau khi cân nhắc kĩ cùng những người đồng nghiệp trong Quốc hội, ông công bố rằng Ấn Độ không thể tham gia một cuộc chiến với mục đích bề ngoài là giành tự do dân chủ trong khi chính tự do dân chủ này bị phủ nhận tại Ấn Độ. Gandhi nói rằng ông sẽ hỗ trợ người Anh nếu họ cho ông thấy cách áp dụng mục đích của cuộc chiến tại Ấn Độ sau chiến tranh. Phản ứng của chính quyền Anh hoàn toàn phủ định. Họ bắt đầu tạo sự căng thẳng giữa môn đồ Ấn Độ giáoHồi giáo. Khi chiến tranh tiến hành, Gandhi nâng cao yêu cầu, thảo một nghị quyết kêu gọi người Anh "Rời Ấn Độ" (Quit India)[20].
Đây là sự phản đối quyết định nhất, cực lực nhất của Gandhi và đảng Quốc dân Đại hội với mục tiêu xác nhận việc người Anh rời nước Ấn. Gandhi bị một số người trong Quốc hội và một số nhóm chính trị khác - thuộc cả hai mặt, theo Anh và chống Anh - chỉ trích. Một số người cho rằng, đối lập người Anh trong thời đoạn chiến đấu sinh tử của họ là một việc phi đạo đức trong khi một số người khác lại cho rằng Gandhi chưa thực hiện đủ yêu cầu. Nhiều đảng chính trị phản đối lời kêu gọi của Gandhi. Ngoài sức khoẻ và tuổi tác ra, đây có lẽ là bước tiến dẫn cuối cùng của Gandhi.
Nó đã dẫn khởi một cuộc vận động đấu tranh giành độc lập Ấn Độ lớn nhất cho đến bây giờ - với sự bắt giam số đông và bạo lực ở một mức độ chưa từng có.[21] Hàng nghìn người kháng cự bị sát hại hoặc bị thương dưới nòng súng cảnh sát, và hàng trăm nghìn người đấu tranh giành độc lập bị bắt giam. Gandhi và những người hỗ trợ ông nói rõ rằng họ sẽ không giúp người Anh trong thế chiến nếu Ấn Độ không được đảm bảo tự do ngay lập tức. Gandhi thậm chí nói rằng không thể đình chỉ cuộc vận động trong thời điểm này ngay trong trường hợp những hành vi bạo lực cá nhân xảy ra. Ông cho rằng, tình trạng "vô chính phủ có tổ chức" xung quanh ông "nguy hiểm hơn là vô chính phủ thật sự". Ông yêu cầu tất cả những thành viên Quốc hội và dân chúng duy trì kỉ luật hòa bình và "làm hay chết" vì tự do tuyệt đối.
Gandhi và toàn bộ ban chấp hành Quốc hội bị bắt giam ngày 9 tháng 8 năm 1942 tại Mumbai bởi lực lượng quân đội nước Anh. Gandhi bị giam hai năm trong điện Aga Khan tại Pune. Tại đây, Gandhi trải qua những nỗi khổ lớn nhất của cuộc đời, đó là cái chết của vợ Kasturbai chỉ vài tháng sau khi Mahadev Desai - người thư kí được ông xem như con trai - chết vì bị nhồi máu cơ tim vào tuổi 42. Gandhi được thả trước khi chiến tranh chấm dứt vì sức khoẻ sa sút và một ca mổ cần thiết. Chính quyền Anh không muốn ông chết trong tù vì đây là một sự kiện có thể làm lòng căm phẫn của công chúng vượt khỏi tầm kiểm soát.
Mặc dù sự đàn áp tàn nhẫn này mang đến một trạng thái trật tự tương đối tại Ấn Độ cuối năm 1943, nhưng phong trào "Rời Ấn Độ" đã thành công với những mục tiêu của nó. Khi chiến tranh chấm dứt, người Anh đã đưa ra những dấu hiệu rõ ràng là quyền cai trị sẽ được chuyển đến tay Ấn Độ. Gandhi đình chỉ cuộc đấu tranh, những người lãnh đạo Quốc hội và khoảng 100.000 người tù chính trị được thả. Sau 90 năm phấn đấu, tự do giờ đây nằm trong tầm tay Ấn Độ.

Tự do và sự phân chia Ấn Độ

Gandhi khuyên Quốc hội từ khước những đề nghị trong kế hoạch của phái đoàn chính phủ Anh năm 1946 vì ông rất nghi ngờ việc chia quyền với Liên minh Hồi giáo (Muslim League) cũng như sự phân chia và hạ giảm chính quyền trung ương có thể xảy ra. Gandhi cảnh cáo sự tập hợp được đề nghị dành cho những liên bang có số đông người Hồi. Tuy nhiên, đây là một trong những lần ít ỏi mà Quốc hội không nghe lời Gandhi (nhưng không đặt câu hỏi về quyền lãnh đạo) vì những người cầm đầu không những muốn lập chính quyền nhanh như có thể khi người Anh trao quyền lại, mà còn muốn ngăn cản Mohammed Ali Jinnah và Liên minh Hồi giáo đạt vị trí ngang hàng với đảng Quốc dân Đại hội, vốn có bản chất dân tộc và hiện thế hơn.
Trong thời gian 1946-1947, hơn 5000 dân bị sát hại. Liên minh được ủng hộ mạnh ở những bang có nhiều người theo Hồi giáo như Punjab, Bengal, Sindh, NWFP (North-West Frontier Province, Pakistan) và Baluchistan. Kế hoạch phân chia được ban lãnh đạo Quốc hội thừa nhận là phương pháp duy nhất để ngăn cản một cuộc nội chiến lớn giữa môn đồ Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Những nhà lãnh đạo cố cựu của Quốc hội biết rõ Gandhi sẽ phản đối cực lực sự phân chia, nhưng họ cũng thừa biết là Quốc hội không tiến bước nếu không có sự thoả thuận của ông vì sự hỗ trợ trong đảng và toàn quốc dành cho Gandhi rất sâu rộng. Những người bạn đồng nghiệp thân cận nhất của ông đã chấp nhận việc phân chia như phương án giải đáp tốt nhất, và Sardar Patel cố gắng thuyết phục Gandhi đây là con đường duy nhất để tránh cuộc nội chiến. Gandhi cuối cùng xuôi lòng, tán đồng bước thực hiện này.
Gandhi có ảnh hưởng lớn trong các cộng đồng Ấn Độ giáo và Hồi giáo tại Ấn Độ. Tương truyền chỉ sự hiện diện của ông thôi cũng đủ chấm dứt các cuộc bạo động. Ông phản đối kịch liệt tất cả những kế hoạch phân chia Ấn Độ thành hai quốc gia độc lập. Liên minh Hồi giáo luận cứ rằng thiểu số người Hồi giáo sẽ bị bức áp một cách có hệ thống bởi phần lớn môn đồ Ấn Độ giáo trong một quốc gia Ấn Độ thống nhất, và một quốc gia riêng cho người theo Hồi giáo là một giải pháp hợp lí. Tuy nhiên, nhiều người Hồi giáo ở trung tâm Ấn Độ - vốn chung sống với người Ấn giáo, đạo Sikhs, Phật giáo, Kì-na giáo, đạo Parsi, Kitô giáođạo Do Thái - lại muốn một quốc gia Ấn Độ thống nhất. Nhưng Jinnah ra lệnh hỗ trợ rộng rãi các vùng Tây Punjab, Sindh, NWFP và Đông Bengal, tất cả những vùng đã hợp thành dạng PakistanBangladesh ngày nay. Xứ sở mới của người theo Hồi giáo được kiến lập từ các vùng Đông và Tây Ấn Độ. Ban đầu nó được gọi là Tây và Đông Pakistan, và giờ đây tương ưng với Pakistan và Bangladesh. Ngày trao quyền chính trị, Gandhi không ăn mừng độc lập cùng với công chúng Ấn Độ mà chỉ đơn độc tại Kolkata, đau buồn về sự phân chia và tiếp tục công việc nhằm chấm dứt bạo lực.

Đời sống cá nhân trong thời kì đấu tranh


Gandi cùng vợ tới thăm Rabindranath Tagore tai Shantiniketan năm 1940
Gandhi và vợ Kasturba đi khắp nước và lưu trú ở những Già-lamGujaratMaharashtra hoặc tại nhà những người bạn và những người hâm mộ. Những lần đến Delhi, họ ngụ tại tòa nhà Birla (Birla House) được cấp bởi người bạn thân là Ghanshyamdas Birla. Một thời Gandhi trú tại chung cư Bhangi (Bhangi Colony), trung tâm của sự việc chống kì thị giai cấp của ông.
Gandhi là một người say mê viết thư, luôn thử nghiệm các cách điều chế ăn uống, trau dồi nhận thức tôn giáo và triết học, nhưng chủ yếu là tư duy về các sự kiện chính trị. Ông cũng đã chỉ đạo những công việc trong một Già-lam và chỉ dẫn các môn đệ trong những vấn đề cá nhân.

Bị ám sát

Ngày 30 tháng 1 năm 1948, trên đường đến một nơi thờ tụng, Gandhi bị bắn chết bởi Nathuram Godse tại tòa nhà Birla ở New Delhi. Godse là một môn đồ Ấn giáo cực đoan được người đương thời cho là có mối quan hệ với cánh cực hữu của các tổ chức Ấn Độ giáo như Hindu Mahasabha. Tổ chức này cho Gandhi là người chịu trách nhiệm cho việc chính quyền suy nhược vì đã khăng khăng bắt buộc nộp một khoản tiền cho Pakistan. Godse và người cùng âm mưu là Narayan Apte sau bị đưa ra tòa kết án, và bị xử tử ngày 15 tháng 11 năm 1949. Vinayak Damodar Savarkar, chủ tịch của Hindu Mahasabha, một nhà cách mạng và môn đồ Ấn giáo cực đoan bị tố cáo là người nắm đầu dây của mưu đồ này, nhưng sau được giải tội vì thiếu bằng chứng.
Tương truyền câu nói trước khi chết của Gandhi là "Ô kìa Rama!" (Hey Ram!) và nó được xem là câu tôn kính hướng đến thần Rama, là một dấu hiệu gợi cảm tâm linh Gandhi cũng như lí tưởng đạt sự thống nhất với hòa bình vĩnh hằng của ông. Câu này được khắc vào đài tưởng niệm của ông tại New Delhi. Có người nghi vấn về tính có thật của câu này nhưng một số người đã chứng kiến và xác nhận ông đã nói như thế[22]. Một vài nguồn ghi lại những lời cuối của ông là "He Ram, He Ram" hoặc "Rama, Rama", và nó cũng tường thuật rằng ông lăn xuống đất, chắp hai tay trước ngực ở tư thế chào.

Nguyên tắc: Chấp trì chân lí

Bài chi tiết: Chấp trì chân lí
Như đã nói trong phần dẫn nhập, nguyên tắc chính của Gandhi là Satyāgraha, "Chấp trì chân lí" và người thực hiện việc này được gọi là một Satyāgrahī. Trong nhiều bài viết, Gandhi định nghĩa Chấp trì chân lí như sau (Collected Works of Mahatma Gandhi [CWMG], Vol. 16, p. 9-10):
Chấp trì chân lí là gì? Chấp trì chân lí không phải là năng lực thể chất. Người chấp trì chân lí không tổn thương đối thủ; ông ta không tìm cách huỷ diệt người ấy. Một người chấp trì chân lí không bao giờ dùng súng. Không có lòng sân ác hoặc bất cứ tâm bất thiện nào khác khi ứng dụng chấp trì chân lí.
Chấp trì chân lí là một năng lực tâm linh thanh tịnh. Chân lí chính là thể chất của linh hồn. Đây là nguyên do vì sao năng lực này được gọi là chấp trì chân lí. Linh hồn bao gồm trí huệ. Ngọn lửa của lòng từ bi bùng cháy trong nó. Nếu một ai đó tổn thương ta vì vô minh thì ta thắng họ bằng tình thương. Bất hại là pháp tối cao (sa. ahiṃsā paramo dharmaḥ). Nó chính là sự chứng minh của năng lực tình thương. Bất hại là trạng thái ngủ. Khi tỉnh thức thì nó là tình thương. Được chỉ đạo bởi tình thương, thế giới tiến bước...
Theo Gandhi thì nguyên tắc Chấp trì chân lí nên đi xa hơn, ảnh hưởng nhiều hơn những dạng kháng cự xưa nay như Kháng cự thụ động, bất phục tòng của công chúng và bất hợp tác. Chấp trì chân lí bao gồm cả ba dạng này, nhưng lại tiến xa hơn (Harijan, 21.07.1940):
Theo nghĩa thường gặp thì chấp trì chân lí có nghĩa là thế lực của chân lí (truth force).... Bạo lực là sự phủ nhận năng lực tâm linh to lớn này, một năng lực chỉ có thể được sử dụng hoặc phát triển bởi những người hoàn toàn lìa xa bạo lực. Nó là một năng lực có thể được áp dụng bởi cá nhân hoặc cộng đồng, và nó cũng có thể được ứng dụng trong lãnh vực chính trị hoặc tại gia.... Tính năng có thể được áp dụng mọi nơi của nó chính là sự biểu hiện của tính trường tồn cũng như vô địch của nó. Nó có thể được áp dụng bởi đàn ông, đàn bà và trẻ em.... Những người tự thấy mình yếu hèn không thể dùng năng lực này được. Chỉ những người nhận thức được một cái gì đó của con người siêu việt bản năng thô bạo trong mình và năng lực thứ hai này luôn quy hướng về nó thì những người này mới có thể là những người kháng cự thụ động hữu hiệu.
Lúc đầu, Gandhi xem Chấp trì chân lí như là kháng cự thụ động, nhưng sau ông từ khước cách dùng này, bởi vì đối với ông, "thụ động" chỉ đến một trạng thái thừa nhận định mệnh, một cách thầm nhận những gì bất công và như vậy, nó hạ thấp năng lực nằm trong từ "kháng cự". Theo Gandhi, kháng cự đòi hỏi một tư thái anh hùng và năng nỗ hơn là trạng thái thụ động hoặc khoan nhượng.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là đặc điểm nào đưa Chấp trì chân lí lên cao hơn ba dạng kia? Ba thành phần chính của nguyên tắc Chấp trì chân lí sẽ làm sáng tỏ sự việc, đó là Chân lí (sa. satya), Bất hại (sa. ahiṃsā) và Khổ hạnh (sa. tapas)

Chân lí


Gandi tại New Delhi năm 1946
Gandhi phân biệt hai loại chân lí, chân lí tương đối và chân lí tuyệt đối. Trong trường hợp Chấp trì chân lí thì chân lí tương đối đóng vai trò chính. Trong phần dẫn nhập của Tự truyện, Gandhi ghi như sau:
Nhưng đối với tôi, chân lí là một nguyên tắc căn bản bao gồm nhiều nguyên tắc khác. Chân lí này không chỉ là sự chân thật trong lời nói, mà cũng là sự chân thật trong tư duy, và cũng không chỉ là chân lí tương đối của khái niệm của chúng ta, mà là chân lí tuyệt đối, chân lí vĩnh hằng, và đó là Thượng đế. Có rất nhiều cách định nghĩa Thượng đế bởi vì Ngài có rất nhiều cách thể hiện. Chúng chinh phục tôi với sự kinh ngạc và kính trọng và tôi tê liệt trong một khoảnh khắc. Nhưng tôi chỉ tôn kính Thượng đế như chân lí. Tôi chưa tìm thấy Ngài, nhưng tôi tìm Ngài. Tôi sẵn sàng cống hiến những gì quý báu nhất của tôi để đi tìm. Ngay cả trường hợp sự cống hiến này đòi hỏi ngay sinh mệnh của tôi thì tôi hi vọng là sẽ sẵn lòng hiến dâng nó. Nhưng khi nào tôi chưa trực chứng chân lí tuyệt đối thì cho đến khi ấy, tôi phải nắm giữ chân lí tương đối như tôi hiểu nó. Trong thời gian này thì chân lí tương đối phải là ngọn đèn, tấm mộc và vật che chở của tôi.
Trong nguyên tắc Chấp trì chân lí, chân lí tương đối - mang khái niệm thực dụng để tìm chân lí - quan trọng hơn các khái niệm về Thượng đế, Brahman hoặc chân lí tuyệt đối. Trong khi khái niệm chân lí tuyệt đối của Gandhi bị ảnh hưởng về mặt siêu hình thì mặt khác, khái niệm chân lí tương đối, như cơ sở của chấp trì chân lí, lại rất khoa học và chính xác. Chỉ qua sự áp dụng và thực nghiệm ta mới biết được lập trường nào đứng gần chân lí tuyệt đối hơn.
Nhưng, để không bị tấm màn vô minh và huyễn giác mê hoặc, người ta phải giữ những giới luật nhất định. Chúng được hàm dung trong hai thành phần khác của Chấp trì chân lí, là Bất hại và Khổ hạnh.

Bất hại

Bất hại cũng được hiểu là Bất bạo động. Theo Gandhi, chỉ một con đường dẫn đến chân lí, và con đường này mang tên Bất hại. Theo ông, chỉ nguyên tắc bất hại mới hòa hợp với quy luật vũ trụ là Dharma. Nguyên tắc bất hại toàn hảo đòi hỏi một niềm tin vào tính nhất thể của sự sống.
Theo nguyên tắc Chấp trì chân lí, sinh mệnh của toàn thể được đặt cao hơn sinh mệnh của cá nhân và như vậy, nó đòi hỏi một tấm lòng vị tha và vô uý. Để đạt được đẳng cấp này, người ta phải tu luyện thân tâm, cụ thể là thực hiện các phép tu khổ hạnh.

Khổ hạnh

Tapas - được dịch là Khổ hạnh ở đây - có nguyên nghĩa theo Ấn Độ giáo là "sự nóng", một "ngọn lửa" có thể đốt cháy các nghiệp trước đây. Thuật ngữ này sau được dùng để chỉ sự hành hạ thể xác, tuyệt dục, lãnh đạm đối với các cảm nhận khổ lạc,... Tuy nhiên, dạng Khổ hạnh Gandhi đề cao không phải là dạng ẩn lánh vào rừng mà là dạng hết lòng phục vụ những người xung quanh, trong xã hội (CWMG, Vol. 73, S. 43-44).
Đây là một thử nghiệm mới. Bất bạo lực chưa được áp dụng trong chính trị. Bất bạo lực cũng đã được áp dụng thời xưa. Nhưng nó lúc nào cũng là việc làm của một cá nhân. Những người như thế sau này ẩn tránh trong núi hoặc sống đơn độc trong các thôn làng. Họ không lưu tâm đến hạnh phúc chung. Tôi đã bắt đầu một phong trào mới. Bất bạo lực, nếu chỉ giới hạn ở một cá nhân thôi thì chẳng phải là pháp tối cao. Tôi không kính phục một người thực hiện bất bạo lực trong một hang động. Bất bạo lực như vậy chẳng có sở dụng gì cho tôi. Tôi tin vào một dạng bất bạo lực có thể được thực hiện trong thế gian với những hiện thực rõ ràng. Tôi chẳng lưu tâm đến sự giải thoát của một người thực hiện bất bạo lực sau khi từ khước thế gian. Tôi chẳng để ý đến một sự giải thoát cá nhân loại trừ những người khác ra. Người ta có thể đạt giải thoát qua việc phục vụ người khác. Đây chính là lí do tôi đến đây để thuyết giảng sự việc cho quý vị.
Năng lực của một tâm thức chấp nhận khổ đau với chủ ý có khả năng dung hòa bạo lực. Giữ chặt chân lí mình cho là đúng có thể gây khổ đau nhiều dạng, ví như mất mát của cải, mang thương tích, thậm chí tử vong. Nhưng Gandhi lại đòi hỏi ở những người đi theo mình một sự kham khổ tuyệt đối vì ông quan niệm rằng, mức độ khổ đau chính là thước đo chiều sâu tình thương của người chấp trì chân lí dành cho đối thủ cũng như của tính chất nghiêm trọng của niềm tin của ông ấy (CWMG, Vol. 17, trang 374).

Ăn chay

Mặc dù có thử ăn thịt lúc còn nhỏ nhưng Gandhi sau này trở thành một người ăn chay tuyệt đối. Ông viết sách về chủ đề này trong thời gian du học tại Luân Đôn, sau khi gặp người tranh đấu cho việc ăn chay là Henry Stephens Salt ở những cuộc hội họp của Hội người ăn chay. Nguyên tắc ăn chay có truyền thống lâu đời trong các tôn giáo Ấn Độ như Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo, và trong tiểu bang của Gandhi, Gujarat, phần lớn môn đồ Ấn giáo đều ăn chay. Ông thử nhiều cách ăn và kết luận rằng, ăn chay đủ cung cấp chất dinh dưỡng tối thiểu cho thân thể. Tuy nhiên, cách ăn của ông cũng linh hoạt và ông cũng không ngần ngại khi ăn trứng như bài viết "chìa khoá sức khoẻ" (Key to Health) năm 1948 cho thấy. Ông thường nhịn ăn lâu ngày, dùng nhịn ăn như một vũ khí chính trị. Ông từ chối không ăn cho đến chết hoặc cho đến khi những yêu cầu của ông được thực hiện.

Sống tuyệt dục

Gandhi sống tuyệt dục từ năm 36 tuổi. Quyết định này của ông bị ảnh hưởng mạnh bởi khái niệm Phạm hạnh (sa. brahmacarya) trong các tôn giáo Ấn Độ, tức là sự thanh tịnh của tâm linh và hành động, có mối liên hệ trực tiếp với việc tu khổ hạnh (sa. tapas) được nhắc bên trên. Tuy vậy, Gandhi không tin đây là một việc mỗi người nên làm. Trong Tự truyện, ông có nhắc lại cuộc phấn đấu chống lại sự thôi thúc tính dục và những cuộc ghen tuông vì bà Kasturba. Ông cho rằng, sống tuyệt dục là trách nhiệm riêng của ông để có thể phát triển lòng từ bi thay vì đam mê nhục dục.

Im lặng

Gandhi giữ giới không nói một ngày trong tuần. Ông tin là không nói sẽ mang đến sự an tĩnh nội tâm. Giới không nói bắt nguồn từ truyền thống Ấn giáo, mouna "tịnh khẩu" và śānti "tịch tĩnh". Trong những ngày này, ông trao đổi với những người xung quanh bằng cách viết trên giấy. Từ năm 37 tuổi, hơn ba năm liền ông không đọc báo vì cho rằng, trạng thái huyên náo của sự kiện thế giới làm tâm ông hỗn loạn hơn là hỗn loạn nội tâm sẵn có.

Y phục

Trở về Ấn Độ sau khi làm luật sư thành công tại Nam Phi, ông từ khước mặc y phục phương Tây - cách ăn mặc được ông liên tưởng đến phú quý và thành công. Ông ăn mặc để người nghèo nhất Ấn Độ cũng có thể chấp nhận. Gandhi khuyến khích việc mặc y phục tự dệt (khadi). Ông và môn đệ dệt vải từ sợi chỉ tự se và khuyến khích người khác cũng làm như thế. Mặc dù công nhân Ấn Độ thường ngồi không vì thất nghiệp, họ vẫn mua quần áo sản xuất bởi người Anh. Gandhi cho rằng, nếu người Ấn tự sản xuất vải, họ sẽ gây một chấn động kinh tế cho các tổ chức Anh tại Ấn Độ. Qua sự việc này, biểu tượng bánh xe se chỉ sau này được đưa vào lá cờ của Quốc dân Đại hội Ấn Độ.

Tôn giáo

Mặc dù sinh ra trong một gia đình Ấn Độ giáo, Gandhi vẫn giữ thái độ phê phán phần lớn các tôn giáo, bao gồm cả Ấn Độ giáo. Trong Tự truyện, ông ghi như sau:
Như vậy, nếu tôi không thừa nhận Thiên chúa giáo là toàn hảo hoặc vĩ đại nhất thì tôi cũng chẳng tin Ấn Độ giáo được như vậy. Những nhược điểm của Ấn Độ giáo đập ngay vào mắt tôi. Nếu kì thị người ti tiện (untouchability) là một thành phần của Ấn Độ giáo thì nó là thành phần hủ nát hoặc là một cục bướu. Tôi không thể hiểu lí do tồn tại của đa số phe phái và giai cấp xã hội. Thế nào là ý nghĩa của câu nói "Phệ-đà là những lời cảm hứng của Thượng đế"? Nếu chúng được truyền cảm, thì tại sao Thánh kinh và Koran lại không? Khi các người bạn Thiên chúa giáo tìm cách thuyết phục cải đạo, các người bạn Hồi giáo cũng làm như vậy. Abdullah Sheth liên tục khuyến dụ tôi nghiên cứu Hồi giáo và dĩ nhiên là ông ta luôn có những gì để nói về cái đẹp của nó.
Và ông cũng nói thêm:
Khi mất cơ sở đạo đức, chúng ta mất lòng thành tín. Không có gì ta có thể gọi là Đạo đức siêu việt tôn giáo. Con người không thể giả dối, ác hại hoặc phóng dật rồi sau đó xác định là có Thượng đế bên cạnh.
Nhưng Gandhi phê phán tính đạo đức giả trong tôn giáo có tổ chức hơn là những nguyên tắc cơ bản của chúng. Ông nói như sau về Ấn Độ giáo:
Ấn Độ giáo, như tôi hiểu, làm tôi mãn nguyện hoàn toàn, vun đầy thể chất của tôi.... khi hoài nghi lai vãng, khi thất vọng đối diện tôi, và khi tôi không còn thấy một tia sáng nào ở chân trời, lúc đó tôi mở quyển Chí tôn ca, tìm đọc một câu an ủi; và ngay lập tức, tôi có được một nụ cười ngay trong nỗi lo bức bách. Cuộc đời tôi đầy những thảm kịch và nếu chúng không để lại hiệu quả hiển nhiên không thể tẩy đi được nơi tôi thì đó kết quả của những lời dạy trong Chí tôn ca.
Quan niệm Jihad của Hồi giáo cũng có thể được hiểu là một cuộc đấu tranh bất bạo động hoặc Chấp trì chân lí như Gandhi đã áp dụng. Ông nói như sau về Hồi giáo:
Những lời dạy của Muhammad là kho báu trí huệ, không những cho môn đồ Hồi giáo, mà cho toàn nhân loại.
Sau này, khi được hỏi có phải là môn đồ Ấn giáo hay không, ông ứng đáp:
Đúng, tôi là môn đồ Ấn giáo. Tôi cũng là một tín đồ Thiên chúa giáo, một tín đồ Hồi giáo, một Phật tử và một môn đồ Do Thái.
Gandhi tin rằng, tinh hoa của mỗi tôn giáo là chân lí và tình thương. Ông bị ảnh hưởng lớn bởi giáo lí bất kháng cự (nonresistance) và "đưa má thứ hai" ra (khi bị đánh một bên má) của Thiên chúa giáo, và ông có lần nói là nếu Thiên chúa giáo được áp dụng như trong Bài giảng trên núi thì ông là một tín đồ Thiên chúa giáo.

Niềm tin

Mặc dù rất kính trọng nhau nhưng Gandhi và Rabindranath Tagore tranh luận dai dẳng nhiều lần và các cuộc tranh luận này là những ví dụ tiêu biểu cho những quan điểm triết học dị biệt giữa hai danh nhân Ấn Độ vĩ đại nhất thời đó. Ngày 15 tháng 1 năm 1934, một cơn động đất xảy ra tại Bihar, gây tử vong và thiệt hại lớn. Gandhi tin chắc rằng sự việc xảy ra vì tội lỗi của những môn đồ Ấn giáo thuộc giai cấp cao, vì họ không cho những kẻ ti tiện vào đền thờ. Tagore phản đối cực lực lập trường của Gandhi, cho rằng, một cơn động đất chỉ có thể xảy ra trên cơ sở năng lực thiên nhiên, không phải vì lí do đạo đức cho dù việc kì thị người vô giai cấp đáng chê trách như thế nào đi nữa.

Tưởng niệm

Gandhi không được giải Nobel bao giờ mặc dù được đề cử năm lần từ 1937 đến 1948. Vài thập niên sau, Hội đồng giải Nobel công bố sự ân hận đã bỏ lỡ thời cơ và họ cũng thừa nhận là những ý kiến bị phân chia bởi tư tưởng dân tộc đã ngăn cản việc trao giải cho Gandhi. Khi Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 nhận giải năm 1989, chủ tịch hội cũng đã nói là "đây cũng là một phần cống phẩm để tưởng niệm Gandhi". Viện bảo tàng điện tử của hiệp hội giải Nobel có một bài về mục này [23].
Tạp chí Time gọi Gandhi là người thứ hai sau Albert Einstein trong mục "Nhân vật thế kỉ" và có một bài viết với những chủ mục viết tường tận của Dalai Lama, Lech Wałęsa, Martin Luther King, Jr.Nelson Mandela với tên "Những người con của Gandhi" (Children of Gandhi), với mục đích nhận thức ảnh hưởng của Gandhi đến những người lãnh đạo tương lai.
Chính quyền Ấn Độ trao giải Hòa hình Gandhi cho những người phục vụ xã hội, những người lãnh đạo trên thế giới và lãnh đạo công dân xuất sắc. Nelson Mandela, người dẫn đầu cuộc đấu tranh chống kì thị chủng tộc và phân li quốc gia là người ngoài Ấn Độ nổi danh được trao giải này.
Năm 1996, chính phủ Ấn Độ phát hành một loạt tiền giấy có hình Gandhi bào gồm những tờ 5, 10, 20, 50, 100, 500 và 1000 rupee.

Hình tượng trong nghệ thuật

Cách trình bày cuộc đời Gandhi nổi tiếng nhất có lẽ là bộ phim Gandhi (1982), được đạo diễn bởi Richard Attenborough và diễn viên Ben Kingsley (chính ông là người nửa phần Gujarati) trong vai chính. Tuy nhiên, bộ phim sau này bị chỉ trích bởi các học giả hậu thực dân. Họ luận cứ là bộ phim miêu tả Gandhi như một người dùng một tay đưa Ấn Độ đến sự độc lập và bỏ qua những nhân vật quan trọng khác (của cả hai nhóm, tinh duệ và cấp dưới) trong cuộc kháng chiến chống thực dân. Bộ phim The Making of the Mahatma, với Shyam Benegal đạo diễn và Rajat Kapur trong vai chính là một phim nói về 21 năm hoạt động của Gandhi tại Nam Phi.
Philip Glass soạn ca kịch Satyagraha nói về sự nghiệp của Gandhi.
Có nhiều tượng Gandhi nổi tiếng tại Anh, đáng lưu ý nhất là tượng ở Tavistock Gardens, Luân Đôn, gần Đại học College London, nơi ông đã học luật.
Tại Hoa Kỳ, người ta có thể chiêm ngưỡng tượng Gandhi bên ngoài Ferry Building tại San Francisco, tại Hermann Park, Houston Garden Center ở Houston, tại Union Square Park ở Thành phố New York, tại Martin Luther King, Jr. National Historic Site ở Atlanta, bên ngoài Thảo cầm viên Honolulu ở Kapiolani Park, Hawaii, ở Village of Skokie (một vùng bên ngoài Chicago, Illinois), và gần tòa đại sừ Ấn Độ ở khu phố Dupont Circle của Washington, DC.
Thành phố Pietermaritzburg, Nam Phi, nơi Gandhi bị tống ra khỏi toa xe năm 1893, giờ đây có một bức tượng tưởng niệm hình tượng người đấu tranh giành độc lập Ấn Độ, được dựng lên 100 năm sau khi sự kiện xảy ra.
Cũng có những hình tượng Gandhi ở các thành phố khác như Moskva, Paris, Amsterdam, Barcelona, Lisbon, Canberra, San Fernando, Trinidad và Tobago. Chính phủ Ấn Độ tặng tượng Gandhi cho thành phố Winnipeg, tỉnh Manitoba, Canada, để tỏ lòng ủng hộ viện bảo tàng dân quyền tương lai được lập ở đây (Canadian Museum for Human Rights)[24].
Cũng có một bức tượng bán thân to lớn của Gandhi trước thư viện của Đại học LaurentianSudbury, Ontario[25]. Tại St. Louis, một bức tượng bán thân của Gandhi đứng trước International Institute[26].

Phê bình

Nhiều nhà sử học và chú giải đã phê bình Gandhi vì cái nhìn của ông về Adolf HitlerChủ nghĩa Đức quốc xã, bao gồm những lời trần thuật là người Do Thái có thể đạt được tình thương của Thượng đế nếu họ sẵn lòng đi đến cái chết như những cảm tử chết vì nghĩa.[27]. Penn và Teller, trong một đoạn của chương trình "Bullshit!" ("Holier than Thou"), đã tấn công Gandhi một phần về tính đạo đức giả qua những lập trường tiền hậu bất nhất trí trong khi thực hiện bất bạo lực, thái độ không thích hợp về phía phụ nữ và những lời nói có bản chất kì thị chủng tộc. Gandhi nói trước công chúng tại Mumbai, 26 tháng 9 năm 1896 (Collected Works, quyển II, trang 74) về người châu Phi như sau:
Cuộc chiến của chúng ta là một cuộc đấu tranh chống sự suy đồi mà người châu Âu tìm cách áp đặt vào chúng ta. Họ muốn hạ cấp chúng ta thành một Kaffir (tên gọi hạ miệt, chỉ người Phi da đen) thô tục với việc làm là săn bắt, với hoài bão duy nhất là sưu tập một số gia súc nhất định để mua được một người vợ và sau đó sống một cuộc sống lười nhác và loã lộ.
Tagore nhận xét về ông như sau:
Ông ngừng lại ở ngưỡng cửa các căn nhà tồi tàn của hằng ngàn người cùng khốn, y phục của ông y hệt y phục của họ. Ông nói với họ bằng ngôn ngữ của họ. Đó mới thực là một chân lí sinh động chứ không phải chỉ là những lời suông trong sách vở. Vì vậy mà tiếng tôn xưng Mahatma (Thánh) mà dân Ấn tặng ông đã thành tên thực của ông. Ai là người cảm thấy như ông rằng tất cả mọi người Ấn chính là da thịt của mình, máu mủ của mình? Khi tình thương tới gõ cửa Ấn Độ thì cửa đã mở toang chờ sẵn rồi… Nghe tiếng gọi của Gandhi, Ấn Độ xông ngay tới một cảnh vinh quang cao quí mới, như hồi xưa, rất xa xăm, khi Phật Tổ tuyên bố đạo từ bi, thương yêu cả mọi sinh vật.[28]

Xem thêm

Thư mục tham khảo

  • M. Blume: Satyagraha. Wahrheit und Gewaltfreiheit, Yoga und Widerstand bei Gandhi. Gladenbach 1987.
  • J. Bondurant: Conquest of Violence, Princeton 1958.
  • M. Chatterjee: Gandhi’s Religious Thought, London 1983.
  • Gandhi: Hind Swaraj in Iyer: Writings (Bd. I, S. 199-264).
  • Gandhi: Multimedia, E-book. CD-ROM Version. New Delhi: Publications Division, Ministry of Information and Broadcasting, 1999. (The Collected Works of Mahatma Gandhi).
  • Harijan. A journal of applied Gandhiism, New York 1933-54.
  • J.L. Garfield: The Satya in Satyagraha.
  • R.N. Iyer: The Moral and Political Thought of Mahatma Gandhi, New York 1973.
  • J.T.F. Jordens: Gandhi’s Religion. A Homespun Shawl, Basingstoke 1998.
  • B. Parekh: Gandhi's Political Philosophy, Delhi 1995.
  • U. Prell: Ziviler Ungehorsam, Berlin 1984.
  • G. Richards: The Philosophy of Gandhi, London 1982.
  • R.J. Terchek: Gandhi, New Delhi 2001.
  • Young India, Ahmedabad 1919-32.
  • Gandhi: A Photo biography by Peter Rühe ISBN 0714892793
  • The Essential Gandhi: An Anthology of His Writings on His Life, Work, and Ideas by Louis Fischer ISBN 1400030501
  • Gandhi: A Life by Yogesh Chadha ISBN 0471350621
  • Gandhi (1982), phim của Richard Attenborough.
  • Gandhi and India: A Century in Focus by Sofri, Gianni (1995) ISBN 1900624125
  • The Kingdom of God is Within You by Leo Tolstoy (1894) ISBN 0803294042
  • An Autobiography, or the Story of My Experiments with Truth M.K. Gandhi (1929).
  • Patel: A Life by Rajmohan Gandhi.
  • Exploring Jo'burg with Gandhi, Lucille Davie.

Chú thích

  1. ^ Chaudhury, Nilova (15 June 2007). “October 2 is global non-violence day”. hindustantimes.com (Hindustan Times). Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2007.
  2. ^ “General Assembly adopts texts on day of non-violence,…”. un.org (United Nations). 15 June 2007. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2007.
  3. ^ Todd & Marty (2012), tr. 8. The name Gandhi means "grocer", although Mohandas's father and grandfather were politicians not grocers.
  4. ^ Miller (2002), tr. 9.
  5. ^ a ă Mohanty (2011).
  6. ^ Gandhi, (1940). Chapter "Preparation for England".
  7. ^ Gandhi, Rajmohan (2006), tr. 20–21.
  8. ^ a ă â Brown, (1991).
  9. ^ Tendulkar (1951).
  10. ^ (1969). "The Journal of Modern African Studies".
  11. ^ Fischer, (2002).
  12. ^ Gandhi, (1940). "Chapter "More Hardships"".
  13. ^ Parekh, (2001).
  14. ^ R. Gandhi, Patel: A Life, p. 82.
  15. ^ R. Gandhi, Patel: A Life, p. 89.
  16. ^ R. Gandhi, Patel: A Life, p. 105.
  17. ^ R. Gandhi, Patel: A Life, p. 131.
  18. ^ R. Gandhi, Patel: A Life, pp. 230–32.
  19. ^ R. Gandhi, Patel: A Life, pp. 277–81.
  20. ^ R. Gandhi, Patel: A Life, p. 309.
  21. ^ R. Gandhi, Patel: A Life, p. 318.
  22. ^ Vinay Lal. ‘Hey Ram’: The Politics of Gandhi’s Last Words. Humanscape 8, no. 1 (tháng 1 năm 2001): pp. 34–38.
  23. ^ Mahatma Gandhi, the Missing Laureate
  24. ^ MCC ATTENDS UNVEILING OF GANDHI STATUE
  25. ^ Đại học Laurentian
  26. ^ International Institute
  27. ^ Richard Grenier, The Gandhi Nobody Knows
    David Lewis Schaefer, What Did Gandhi Do
  28. ^ Lịch sử văn minh Ấn Độ, Will Durant, Người dịch: Nguyễn Hiến Lê, Chương IX, mục VI. MAHATMA GANDHI.

Liên kết ngoài


4 comments:

  1. Great Article it its really informative and innovative keep here: with new updates. Its was really valuable. Thanks a lot.year of coffee

    ReplyDelete
  2. Different people, especially digital marketers,
    find the answer to the question where to safely buy
    pinterest accounts for their service and product promotion.
    The internet marketers buy old pinterest accounts for increasing
    the promotion of their product.
    Pinterest accounts for sale | buy youtube accounts | youtube pva

    ReplyDelete
  3. As we mentioned before, an Instagram account is very necessary
    for your business and marketing. One the other hand aged
    instagram pva accounts can be used for various purposes. Everyday we
    have to spend a lot of money to get proper services. But the thing is
    that most of the websites on the internet don’t provide the quality service
    especially they generally take the money from the customer but in return they
    provide very poor services. So to buy an instagram account , pvanets can be the trusted
    source because it is reliable and it has dedicated team support. You do not need to worry about
    the quality of any kinds of accounts. Pvanet sometimes offers amazing discounts and you
    can grab it from there if you are a regular customer or you can contact us for a promotional
    offer by subscribing to our newsletter. We will notify you via email if any offer is running.
    buy aged gmail accounts

    ReplyDelete
  4. It is very easy to buy pinterest accounts if you have money.
    A single pinterest account can be easily opened if you can
    verify them easily with your phone number or facebook. You
    can easily create an pinterest account from your pc or
    mobile phone but you cannot create unlimited pinterest
    pva account. So you should verify the pinterest pva with
    the phone number. But you should remember that your service
    provider will not
    let you use the phone number again and
    pinterest pva accounts

    ReplyDelete